Soạn Công nghệ 6: Sử dụng và bảo quản trang phục VNEN
Soạn công nghệ lớp 6: Sử dụng và bảo quản trang phục VNEN
Soạn công nghệ lớp 6: Sử dụng và bảo quản trang phục VNEN bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Ngữ Văn lớp 6 tập 1 trang 33 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Công nghệ 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
A. Hoạt động khởi động Công nghệ lớp 6 VNEN bài 6
Vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết thực tế của bản thân để trao đổi với các bạn trong nhóm về tác dụng, cách sử dụng, bảo quản trang phục theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:
1. Sử dụng và bảo quản trang phục hợp lí có tác dụng gì?
2. Em đã bảo quan trang phục của mình bằng những cách nào?
Bài làm:
1. Sử dụng bảo quản trang phục hợp lí giúp bạn có thêm sự tự tin khi ra ngoài đồng thời sử dụng trang phục được lâu hơn.
2. Trang phục của em được bảo quản bằng việc: Khi không mặc đến em cất gọn gàng vào tủ, thỉnh thoảng là để cho trang phục thơm tho và phẳng phiu. Giặt đồ và phơi khô khi đã qua sử dụng.
B: Hoạt động hình thành kiến thức Công nghệ lớp 6 VNEN bài 6
1. Sử dụng trang phục hợp lí
a. Đọc thông tin
b. Thực hiện nhiệm vụ
Chọn các tiêu đề: trang phục thể thao , trang phục lao động, trang phục biểu diễn, trang phục đi chơi, đồng phục, trang phục dân tộc để đặt tên cho các hình ảnh A, B, C, D, E, F ở hình 11 sao cho phù hợp lí.
Trả lời các câu hỏi:
· Thế nào sử dụng trang phục hợp lí? Tại sao cần phải sử dụng trang phục hợp lí?
· Theo em học sinh phổ thông thường có những loại trang phục nào?
Đáp án
A: Trang phục dân tộc
B: Trang phục thể thao
C: Đồng phục
D: Trang phục biểu diễn
E: Trang phục lao động
F: Trang phục đi chơi
· Sử dụng trang phục hợp lí nghĩa là sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động môi trường và công việc mình tham gia. Đồng thời biết cách phối trang phục sao cho hài hòa có tính thẩm mỹ. Trang phục sử dụng hợp lí sẽ khiến nâng cao vẻ đẹp bản thân giúp bạn tự tin hơn khi ra ngoài.
· Học sinh phổ thông thường có những loại trang phục phổ biến như: quần áo đồng phục, quần áo thể thao.
2. Bảo quản trang phục
a. Đọc thông tin
b. Trả lời câu hỏi
· Bảo quản trang phục có ý nghĩa thế nào?
· Trong các công việc bảo quản trang phục, em đã tham gia làm công việc nào khi ở nhà? em hãy mô tả lại cách thực hiện công việc đó?
· Giả sử không có bàn là (ủi) em sẽ làm thế nào để trang phục luôn phẳng phiu?
Bài làm:
· Bảo quản trang phục sẽ giúp trang phục của bạn trở nên sạch sẽ, giữ được vẻ đẹp, lâu hỏng, tiết kiệm được tiền chi tiêu cho may mặc mà còn là cách tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh.
· Trong các công việc bảo quản trang phục ở nhà em tham gia vào công việc gấp và phân loại quần áo sau đó treo vào tủ. Sau khi mẹ lấy đồ từ sân phơi đồ xuống em sẽ có trách nhiệm phân loại quần áo của từng người trong gia đình. Những quần áo ngủ sẽ gấp gọn gàng trong tủ. Quần áo đi học, đi làm, đi chơi sẽ được lột đằng phải ra rồi trao phẳng phiu trong tủ.
· Nếu như không có bàn ủi thì trong lúc giặt đồ phơi đồ em sẽ chú ý không vắt đồ quá mạnh. Sau khi rút đồ thì lột phải và cất vào tủ thật gọn gàng không gấp quần áo tránh nhăn.
Vận dụng kiến thức về sử dung, bảo quản trang phục, thảo luận nhóm để làm các bài tập tình huống
Bài tập 1: Chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 nhà trường tổ chức cho học sinh lao động trồng cây, quét dọn vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Các bạn tham gia lao động nên sử dụng trang phục nào trong những trang phục sau đây là phù hợp nhất?
A: Trang phục có chất liệu bằng vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao
B: Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp.
C: Trang phục có chất liệu vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày ba ta
D: Trang phục có chất liệu bằng vải nilon, màu tối, kiểu may diêm dúa, rộng rãi, dép thấp.
Bài tập 2: Trường em quy định có một số ngày học sinh cả trường mặc đồng phục còn những ngày khác thì học sinh sử dụng trang phục tùy chọn. Em thường chọn và sử dụng trang phục như thế nào khi đi học? ( may bằng loại vải gì? màu sắc, kiểu may như thế nào?)
Bài tập 3: Hôm trước đi đá bóng về, quần áo của Bình bị lấm lem ướt đẫm mồ hôi. Sau khi thay ra, Bình cho luôn bộ quần áo đó vào trong máy giặt để giặt cùng quần áo của cả nhà. Mẹ biết vậy bảo Bình lần sau không được làm như thế. Em hãy giải thích cho Bình biết lần sau Bình nên làm thế nào cho đúng?
Bài tập 4: Mùa hè, trời nắng to. Trước khi đi làm, mẹ nhờ Hà phơi quần áo mẹ vừa giặt xong giúp mẹ. Hà nhặt từng trang phục ra phơi luôn, không giũ phẳng và cũng không lộn như vậy đúng hay chưa đúng? Các trang phục của nhà Hà sẽ như thế nào sau khi phơi?
Đáp án
Bài làm:
Bài tập 1: Nên chọn kiểu trang phục C.
Bài tập 2: Những ngày thường khi không phải mặc đồng phục nhà trường em sẽ chọn những kiểu trang phục được may bằng vải sợi tự nhiên, kiểu may đơn giản dễ mặc ít bị nhàu và màu sắc tươi sáng hoạt động thoải mái.
Bài tập 3: Lần sau khi Bình đi đá bóng về quần áo lấm lem bùn đất tốt nhất Bình nên giũ qua nước để sạch bùn đất sau đó hãy cho vào giặt chung với quần áo của cả nhà. Hoặc nếu không tốt nhất Bình nên giặt riêng để tránh bùn đất lấm lem dính vào quần áo sáng màu.
Bài tập 4: Cách phơi trang phục của Hà là chưa đúng. Nếu như Hà không giũ không lộn mặt trái ra ngoài thì sau khi trang phục khô quần áo sẽ bị nhàu, và bạc màu do ánh nắng mặt trời.
C. Hoạt động tìm tòi mở rộng Công nghệ lớp 6 VNEN bài 6
1. Một số điều em nên biết
2. Tìm hiểu các kí tự hướng dẫn giặt, là, phơi trang phục
Ở quần áo may sẵn ( do nhà máy, công ty sản xuất) thường có đính mảnh vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt vải và kí hiệu quy định chế độ giặt, là, phơi khô để người sử dụng trang phục theo đó thực hiện nhằm bảo quản trang phục.
Có một số kí hiệu ghi trong bảng sau:
Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của các kí hiệu trên và điền ý nghĩa từng kí hiệu vào các cột ý nghĩa.
Bài làm:
1: Giặt ở nhiệt độ tối đa 40 độ C
2: Không giặt mạnh
3: Giặt tay
4: Vệ sinh khô tron dung môi 3Clo- Etylen
5: Không được sấy, làm khô bằng cách phơi thông thường
6: Không sấy khô
7: tẩy trắng
8: Không tẩy trắng
9: Là ở nhiệt độ tối đa 200 độ C
10: Là ở nhiệt độ tối đa 150 độ C
11: Là ở nhiệt độ tối đa 100 độ C
12: Không là
Ngoài ra, Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.