Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 6 Tìm hiểu chung về văn tự sự VNEN

Soạn văn 6 VNEN: Tìm hiểu chung về văn tự sự bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Ngữ Văn lớp 6 tập 1 trang 11 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Ngữ Văn 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Hoạt động khởi động bài 2 Ngữ Văn 6 VNEN

Trong đời sống hằng ngày, ta thường gặp những yêu cầu/ câu hỏI có dạng như sau:

· Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi.

· Lan là người phụ nữ như thế nào? Cậu kể cho mình nghe đi.

· Này Nga! Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

· Thơm ơi, lại đây tớ kể cho cậu nghe câu chuyện này hay lắm.

Hãy cho biết:

(1) Gặp những trường hợp như thế nào, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

(2).Trong những trường hợp nêu trên câu chuyện phải có một ý nghĩa nhất định. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, em phải kể những gì về Lan?) Vì sao?

Đáp án

(1) Gặp những trường hợp như thế nào, theo em, người nghe muốn biết diễn biến câu chuyện và người kể phải kể lại sự việc đó.

(2) Trong những trường hợp trên, nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa vì chưa đáp ứng được yêu cầu của người hỏi. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, em phải kể những việc làm của Lan để chứng tỏ Lan là người tốt như lời mình nói.

B. Hoạt động hình thành kiến thức bài 2 Ngữ Văn lớp 6 VNEN

1. Tìm hiểu chung về văn tự

a. Kể tên một số văn bản tự sự mà em đã học hoặc đã đọc.

b. Chọn một trong số các văn bản tự sự vừa kể tên và cho biết: câu chuyện kể về ai? Có những sự việc nào? Câu chuyện đó được kể nhằm mục đích gì?

Đáp án

a. VD: Truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.

b. Câu chuyện: Truyền thuyết Thánh Gióng

· Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

· Những sự việc trong truyện: Gióng ra đời=> Gióng biết nói và nhận lời xứ giả=> Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc=> Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời=> Vua lập đền thờ Gióng.

· Mục đích: để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người có công đánh thắng giặc Ân, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm.

2. Tìm hiểu về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

a. Đọc và quan sát cách đặt dấu phân cách ở hai dòng dưới đây:

· Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.

· Thần / dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt/ chăn/ nuôi/, và/ cách/ ăn/ ở.

Trả lời các câu hỏi sau:

· (1) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?

· (2) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?

· (3) Đối chiếu hai dòng và chỉ ra các từ chỉ gồm một tiếng.

b. Chọn từ ngữ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:

…(1) là đơn vị cấu tạo nên…(2). Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ chỉ gồm một tiếng là…(3). Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là…(4)

Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là .....(5). Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là .....(6).

Đáp án

a.

· (1) Dòng nào đặt dấu phân cách các tiếng: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt,/ chăn/ nuôi / và/ cách/ ăn/ ở

· (2) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.

· (3) Đối chiếu hai dòng và chỉ ra các từ chỉ gồm 1 tiếng: Thần/ dạy/ dân/ cách,/ và/ cách

b. ...Tiếng.(1) là đơn vị cấu tạo nên ..từ...(2). Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ chỉ gồm một tiếng là ..từ đơn...(3). Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là ..từ phức...(4).

Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là ..từ ghép...(5). Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là ...từ láy..(6)

3, Tìm hiểu từ mượn

a. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Nối từ ở cột A với lời giải thích hợp với ở cột B trong bảng sau để hiểu nghĩa một số từ mượn tiếng Hán có trong truyện Thánh Gióng:

A

B

(1) Sứ giả

a. Hùng dũng, oai nghiêm

(2) Tráng sĩ

b. Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét)

(3) Trượng

c. Ban cho. tặng thưởng (chức tước, đất đai, học vị,..)

(4) Lẫm liệt

d. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì đó ở các địa phương

(5) Phong

e. Người có sức lực cường tráng, chí kí mạnh mẽ, hay làm việc lớn

Đáp án

Nối: 1-d, 2-e, 3-b, 4-a, 5-c

b. Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu): tivi, ra-đi-ô, in-tơ-net, xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, xô-viết.

Xem lại các từ mượn tiếng Hán đã nêu ở cột A của bảng trên, hãy cho biết cách viết các từ mượn tiếng Ấn-Âu có gì khác nhau?

Đáp án

Khác nhau:

Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu và từ mượn tiếng Hán đề có thể viết như từ thuần Việt tuy nhiên từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu chia làm từ mượn được Việt hóa và chưa được Việt hóa. Khi được Việt hóa cao nó sẽ viết như từ thuần Việt (như mít tinh, xà phòng, xô-viết) còn Việt hóa chưa hoàn toàn có dấu gạch nối giữa các từ( như: ra-đi-ô; in-tơ-nét).

c. Cho các từ ngữ sau: thuần Việt, tiếng Hán, dấu gạch nối, tiếng Ấn-Âu.

Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hiểu đúng cách viết từ mượn trong tiếng Việt:

· Những từ mượn....................... và từ mượn Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ...........

· Từ mượn........... chưa được Việt hóa hoàn toàn, gồm hai tiếng trở lên, khi viết dùng ................để nối các tiếng

Đáp án

· Những từ mượn tiếng Hán và từ mượn Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt

· Từ mượn tiếng Ấn- Âu chưa được Việt hóa hoàn toàn, gồm hai tiếng trở lên, khi viết dùng dấu gạch nối để nối các tiếng

C. Hoạt động luyện tập  bài 1 Ngữ Văn 6 VNEN

1. a. Đọc bài thơ sau: SA BẤY

Hãy xác định các nhân vật, sự kiện trong các chuyện trên và thay nhau kể lại chuyện.

Xác đinh:

1. Nhân vật: bé Mây và chú mèo

2. Sự việc: chế giễu tính ăn tham của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình

Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng. Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò... Chắc mèo đang mơ!...

b. Hãy chỉ ra tác dụng của phương thức tự sự trong văn bản sau: NGƯỜI ÂU LẠC ĐÁNH TAN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC

Đáp án

=> Phương thức tự sự giúp người đọc nắm được thông tin trong diễn biến của nó về chiến công đánh bại quân Tần của người Âu Lạc

2. Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Gạch dưới các từ mượn có trong những câu sau đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ tiếng Hán hay Ấn-Âu:

- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao niêu là sính lễ.

- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

Để ứng phó với bệnh sởi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã , đang tổ chức thực hiên chiến dịch tiêm phòng chống dịch tiêm phòng chống dịch và tiêm vắc xin sởi cho khoảng 710 nghìn trẻ .

- Ngọc Linh là một fan bóng đá cuồng nhiệt.

- Anh đã hạ nốc ao võ sĩ nước chủ nhà

Đáp án

- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao niêu là sính lễ.

- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

Để ứng phó với bệnh sởi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã , đang tổ chức thực hiên chiến dịch tiêm phòng chống dịch tiêm phòng chống dịch và tiêm vắc xin sởi cho khoảng 710 nghìn trẻ .

- Ngọc Linh là một fan bóng đá cuồng nhiệt.

- Anh đã hạ nốc ao võ sĩ nước chủ nhà

· Từ mượn tiếng Ấn-Âu: vác sin, fan, nốc ao

· Từ mượn tiếng Hán: sính lễ, gia nhân,

b. Xác định nạo thành nghĩa của từ tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: Khán giả, thính giả, độc giảm tác giả, yếu điểm, yêu nhân ( có thể sử dụng từ điển)

Đáp án

· thính: (nghe), giả : (người) => thính giả : người nghe

· độc: (đọc) , giả: (người)=> độc giả: người đọc

· tác: (sáng tác); giả: (người) => tác giả: người trực tiếp sáng tác ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó

· yếu: (quan trọng); điểm: (điểm) => yếu điểm: điểm quan trọng

· yếu: (quan trọng); lược( tóm tắt) => yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng.

· yếu: (quan trọng); nhân( người) => yếu nhân: người quan trọng

D. Hoạt động vận dụng bài 2 Ngữ Văn lớp 6 VNEN

1. Tìm các từ láy rồi viết vào vở:

a. Tiếng cưới, ví dụ: khanh khách..

b. Tả tiếng nói: ví dụ: ồm ồm

c. Tả dáng điệu: ví dụ: lom khom

Đáp án

· Tiếng cười: sằng sặc, hô hố, ha hả, ra rả,...

· Tiếng nói: lí nhí, nhi nhí, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, làu bàu,...

· Dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, đỏng đảnh, nghênh ngang, ngông nghênh,...

2. Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà em cho là chưa phù hợp

Đáp án

Một số ví dụ trong đời sống

· Nhi đồng đang vui chơi ngoài sân

· Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần quà

=> Những trường hợp trên là dùng từ mượn chưa phù hợp

3. Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô giá/ bác bảo vệ/ bác lao công/bạn bè ...của em ở trường mà em nhớ mãi

>> Chi tiết: Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô giáo/ bác bảo vệ/ bác lao công/bạn bè … của em ở trường mà em nhớ mãi

4. Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình em. Trong bài văn, em sử dụng ít nhất 3 từ mượn. Gạch chân dưới các từ mượn đó.

>> Chi tiết: Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình em lớp 6

Ngoài bài Soạn văn 6 Tìm hiểu chung về văn tự sự VNEN, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm