Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bố cục trong văn bản ngắn gọn

Soạn Văn 7: Bố cục trong văn bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về bố cục và những yêu cầu thường có về bố cục trong văn bản để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7 mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a. Em muốn viết 1 lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết:

  • Những nội dung trong đơn ấy cần sắp xếp theo một trật tự không?
  • Có thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được hay không?

b. Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?

Trả lời:

a. Khi viết lá đơn gia nhập Đội Thiếu niên Tiền Phong:

Những nội dung trong đó cần sắp xếp theo trật tự sau:

  • Quốc hiệu
  • Tên đơn
  • Phần kính gửi
  • Họ và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Học ở lớp nào, trường nào, địa chỉ
  • Lí do xin gia nhập Đội
  • Lời hứa khi trở thành đội viên
  • Lời cảm ơn
  • Nơi, ngày, tháng năm viết đơn.

- Không thể ghi tùy ý nội dung mình thích lên trước

b. Khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục vì: việc xây dựng bố cục thể hiện sự rành mạch, rõ ràng trong suy nghĩ, trong cách sắp xếp của người viết, giúp tạo hiệu quả trong giao tiếp.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

a. Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào?

Trả lời:

a. Hai câu chuyện chưa có bố cục.

b. Sự bất hợp lí trong cách kể: Nội dung của câu chuyện không theo một trình tự nào cả, thiếu mạch lạc.

  • Ở văn bản (1): khi đang kể việc ếch đã lên bờ, lại kể sang chuyện ếch sống trong giếng, rồi lại kể chuyện ếch ra ngoài giếng,...
  • Ở văn bản (2): lí do khoe được áo lại được kể sau, cách kể không được hấp dẫn.

c. Bố cục hai câu chuyện nên được sắp xếp:

  • Văn bản (1): Ếch sống trong giếng → thấy trời bé tí → oai với bọn cua ốc → trời mưa, ra ngoài → quen thói nhâng nháo → bị trâu giẫm bẹp.
  • Văn bản (2): Ở đoạn 2, nói về lí do trước khi về sự việc khoe được áo mới.

3. Các phần của bố cục

Trả lời:

a. Nhiệm vụ các phần:

Các phần trong bài

Văn bản miêu tả

Văn bản tự sự

Mở Bài

Giới thiệu cảnh được miêu tả

Giới thiệu chung về sự việc

Thân Bài

Tả chi tiết cảnh vật, đối tượng

Kể diễn biến sự việc

Kết Bài

Thường nêu cảm nghĩ

Kể lại kết cục sự việc

b. Nên phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần. Vì chúng giúp tạo sự rành mạch, rõ ràng, tránh được lộn xộn.

c. Nói như vậy là không đúng. Vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng, các phần có liên quan chặt chẽ, nhưng cũng độc lập, không giống nhau.

d. Không thể đồng ý với ý kiến của bạn đó. Vì mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng, đều quan trọng như nhau.

II. Luyện tập

Câu 1 trang 30 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

Những ví dụ:

- Câu chuyện Lợn cưới áo mới và Ếch ngồi đáy giếng được dẫn phần I.

- Trong thực tể: Kể chuyện em đi học muộn:

  • Đoạn văn chưa có bố cục rõ ràng: "Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Vì thế em bị muộn học."
  • Đoạn văn đã sửa lại: "Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Vì thế em bị muộn học."

Câu 2 trang 30 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

Bố cục của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê":

  • Mở bài: Cảnh hai anh em chia đồ chơi (hiện tại)
  • Thân bài: Trở lại quá khứ - chia tay lớp học.
  • Kết bài: Hai anh em chia tay nhau (hiện tại)

→ Bố cục này khá rành mạch và hợp lí. Một cách khác, có thể kể theo trình tự thời gian quá khứ đến hiện tại,...

Câu 3* trang 30 Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời:

Bố cục khá rành mạch, nhưng chưa hoàn toàn hợp lí. Nên thay đổi như sau:

  • Ở Mở bài, nên thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào.
  • Thân bài nên bỏ phần (4).
  • Kết bài nên trình bày khái quát những nội dung vừa nói và gợi mở định hướng.

----------------------------------------------------------

Dưới đây là bài soạn Bố cục trong văn bản bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Bố cục trong văn bản. Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
115
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm