Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong tổ chức

Sự phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong tổ chức được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Vai trò, quyền hạn của bộ phận quản trị nhân lực

Vai trò: Với trách nhiệm là người trợ giúp cho những người quản lý, thông thường, bộ phận chức năng về nguồn nhân lực thực hiện ba vai trò sau đây:

Vai trò tư vấn: trong vai trò này, các chuyên gia nguồn nhân lực được coi như những người tư vấn nội bộ, thu thập thông tin, phân tích các vấn đề nhằm thiết kế các giải pháp, đưa ra sự trợ giúp và hướng dẫn đối với những người quản lý khác để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực trong tổ chức.

Vai trò phục vụ: trong vai trò này, các nhân viên nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động mà việc thực hiện các hoạt động đó bởi một bộ phận tập trung sẽ có hiệu quả hơn so với các nỗ lực độc lập của một vài đơn vị khác nhau.

Vai trò kiểm tra: phòng nguồn nhân lực được yêu cầu kiểm tra những chính sách và chức năng quan trọng trong nội bộ tổ chức. Để thực hiện vai trò này, phòng nguồn nhân lực xây dựng các chính sách và các thủ tục (quy chế) và giám sát sự thực hiện chúng. Khi thực hiện vai trò này, các thành viên của bộ phận nguồn nhân lực được coi là những người đại diện hoặc người được uỷ quyền của quản lý cấp cao. Do yêu cầu cùa luật pháp (ở Việt nam là Luật lao động), vai trò kiểm tra ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực như an toàn, tuyển dụng, quan hệ và thù lao lao động.

Quyền hạn của bộ phận quản trị nguồn nhân lực

Trong tổ chức, thường phân biệt ba loại quyền hạn: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn tham mưu và quyền hạn chức năng.

Quyền hạn trực tuyến thuộc về những người quản lý trực tuyến và những người quản lý chung. Những người quản lý trực tuyến có quyền ra quyết định và chỉ thị đối với cấp dưới trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ và tài chính. Họ giám sát các nhân viên sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, họ chịu trách nhiệm ra các quyết định tác nghiệp.

Các đơn vị được giám sát bởi những người quản lý trực tuyến có trách nhiệm tới cùng đối với thực hiện tác nghiệp thắng lợi của tổ chức. Những người quản lý chung chịu Trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của một bộ phận sản xuất hay toàn bộ tổ chức.

Quyền hạn tham mưu thể hiện ở quyền tham dự các cuộc họp bàn về các phương án phát triển, cải tổ tổ chức có liên quan tới nguồn nhân lực; quyền phát biểu giải thích, thuyết phục, tư vấn, cho lời khuyên đối với các cán bộ quản lý và lãnh đạo về tất cả những vấn đề có liên quan đến nguồn nhân lực.

Quyền hạn chức năng thể hiện ở quyền nhận, thu thập các tài liệu, thông tin từ các bộ phận khác trong tổ chức có liên quan để xử lý các vấn đề nguồn nhân lực; quyền tổ chức, phối hợp hoạt động của các nhân viên nguồn nhân lực với các nhân viên thuộc các bộ phận khác trong doanh nghiệp, cũng như các cán bộ, chuyên gia ngoài doanh nghiệp để nghiên cứu, phổ biến các vấn đề nguồn nhân lực cũng như thực hiện các biện pháp, phương án quản lý nguồn nhân lực.

2. Yêu cầu đối với quản trị viên nhân lực

Các công ty có tầm cỡ, người làm công tác nhân sự không chỉ làm các công việc thuần tuý nhân sự như chấm công, làm bảng lương, sàng lọc và tuyển chọn nhân viên mới, mua bảo hiểm cho người lao động, đăng ký lao động…mà đòi hỏi họ phải có một cái nhìn tổng quát trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Họ đòi hỏi phải có một kiến thức tổng quát không chỉ về lĩnh vực nhân sự mà còn phải có kiến thức tốt về các ngành và lĩnh vực liên quan vì họ không chỉ thực hiện các tác vụ liên quan đến quản lý nhân sự trong phạm vi thẩm quyền mà là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các phòng ban khác và cả công ty. Sẽ không có các quyết định đúng và chính xác nếu người ra quyết định không có đủ kiến thức hoặc hiểu biết về vấn đề đó. Họ phải nhận xét nhạy bén về các thay đổi trong cơ cấu công ty để có các kế hoạch hoặc đề xuất phù hợp tối ưu hoá hệ thống và có một con mắt nhìn người chính xác để không bỏ sót nhân tài và phải công minh như một quan tòa trong quá trình tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực.

Những người làm nhân sự điều hiểu rõ mức độ quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động của tổ chức cho nên không thể phát triển một nguồn lực tốt mà thiếu những người làm công tác nhân sự tốt.

Không chỉ riêng những người làm công tác nhân sự mới trang bị các kiến thức và kỹ năng quản trị cần thiết, những người làm công tác quản lý chung, trưởng bộ phận các phòng ban vẫn phải làm công tác nhân sự trong phạm vi quản lý của họ để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung Hơn nữa, những người làm công tác nhân sự bên cạnh các kiến thức và kỹ năng cần thiết thì một yếu tố quan trọng không kém là kiến thức về tâm lý và động viên. Họ phải hiểu rõ tất cả các thành viên trong tổ chức và có các hành động thích hợp cho từng đối tượng. Không thể xếp cho 2 nhân viên có tính khí nóng nảy hay không hợp tính nhau cùng làm việc chung một đội, hay 2 người có tính khí trầm lặng, ít nói làm việc với nhau. Trong cả hai trường hợp đều tiềm tàng các khả năng xung đột hoặc là bùng nổ hoặc là ngầm.

Người làm nhân sự giỏi là một nhà quản trị giỏi, họ biết cách khuyến khích động viên, họ hiểu nhân viên họ muốn gì và thỏa mãn được các yêu cầu của họ và kết quả là không cần phải đe dọa hoặc dùng biện pháp mạnh mà các nhân viên vẫn làm việc cật lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Có thể liệt kê các đặc điểm nỗi bật của những người làm công tác quản lý nhân sự như sau:

  • Sáng suốt và bình tĩnh trong việc ra quyết định, thông thường nếu không có sự cấp bách thì các quyết định của họ được thực hiện dựa trên các dữ kiện được thu thập, các quyết định mang tính lý trí được hạn chế.
  • Linh hoạt và chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên.
  • Kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan, họ luôn cập nhật và tăng cường khả năng hiểu biết của mình.
  • Có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của tổ chức, nhạy bén trong việc phát hiện và đầu tư phát triển tài năng nhân lực.
  • Thưởng phạt đúng lúc với các chế độ và chính sách khen thưởng rõ ràng
  • Có tư chất thu phục nhân tâm

3. Phân chia trách nhiệm Quản trị nhân lực trong tổ chức

Chức năng quản trị nhân lực trong doanh nghiệp có hai mặt đó là chức năng quản trị và chức năng nghiệp vụ. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chia lực lượng lao động thành hai loại là nhân viên quản trị và nhân viên nghiệp vụ.

Nhân viên quản trị có quyền hạn nhất định, có thể chỉ huy lãnh đạo một số nhân viên khác, họ làm chức năng quản trị. Nhân viên nghiệp vụ không có quyền hạn như vậy họ phải chấp hành những nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ huy điều hành của người khác, họ làm chức năng nghiệp vụ.

Trách nhiệm quản trị nguồn nhân lực trước hết thuộc về những người quản trị và lãnh đạo ở các cấp, các bộ phận trong tổ chức như Tổng giám đốc, Giám đốc, Quản đốc phân xưởng, Trưởng phòng, ban...

Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, đảm nhận vị trí nào trong tổ chức và với một quy mô như thế nào thì tất cả những người quản trị đều phải trực tiếp giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Bộ phận chức năng về nguồn nhân lực của doanh nghiệp có trách nhiệm trợ giúp cho các cán bộ quản trị và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong bộ phận của mình.

Chức năng

Trách nhiệm của cấp quản lý trực tiếp

Trách nhiệm của bộ phận nhân sự

Hoạch định nhân sự

-Cung cấp mục tiêu và yêu cầu về các nguồn lực cần thiết

Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và nhân lực thích hợp để đáp ứng yêu cầu công việc của các bộ phận

- Cung cấp thông tin công việc của vị trí cần tuyển

- Lập bản mô tả công việc cho vị trí cần tuyển dụng

- Tham gia phỏng vấn và đánh giá kỹ năng chuyên môn của ứng viên

- Lập yêu cầu tuyển dụng cho từng vị trí

Tuyển dụng

- Phối hợp với bộ phận trong việc đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng

- Chuẩn bị thủ tục tuyển dụng chính thức

- Hoạch định kế hoạch và giám sát quá trình hướng dẫn hội nhập

- Thiết kế và thực hiện quá trình hội nhập cho nhân viên mới

- Đề xuất tuyển hay không tuyển chính thức sau quá trình hội nhập

- Thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận nhân viên mới

- Cung cấp thông tin và phối hợp phân tích nhu cầu đào tạo

- Lập và triển khai kế hoạch đào tạo

- Hướng dẫn, kèm cặp và giám sát trong và sau quá trình đào tạo

- Tổ chức việc ứng dụng kết quả đào tạo

- Cung cấp các nguồn lực cần thiết để nhân viên ứng dụng kết quả đào tạo

- Cập nhật và lập báo cáo đánh giá hiệu quả đào tạo

Đào tạo

- Đánh giá hiệu quả đào tạo

- Tổng kết và sử dụng kết quả đào tạo vào các hoạt động quản trị nhân lực khác

- Thường xuyên đánh giá và cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên về năng lực làm việc

- Tư vấn phát triển nghề nghiệp

- Cùng với nhân viên lập và thực hiện kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Bảng 1.1. Phân định trách nhiệm của bộ phận nhân sự và cấp quản lý trực tiếp trong các chức năng hoạch định, tuyển dụng, đào tạo nhân lực

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Sự phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong tổ chức. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được sự phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong tổ chức. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm