Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 2

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án

Để chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 3 sắp tới, mời các em luyện tập với Bộ Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 do VnDoc đăng tải sau đây. Trong bài test Đề trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề số 2, VnDoc giới thiệu tới các em các câu hỏi trắc nghiệm phần Đọc hiểu, mời các thầy cô, các bậc phụ huynh tham khảo hướng dẫn các con làm bài.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 3 có tài liệu ôn tập trước kì thi học kì 1, VnDoc xây dựng bộ đề thi trực tuyến kiểm tra học kì 1 lớp 3 với đầy đủ các môn học cho các em học sinh luyện tập và kiểm tra đáp án sau khi làm xong. Đề thi giúp các em học sinh ôn luyện để chuẩn bị cho bài thi học kì 1 quan trọng sắp tới. Chúc các em học tốt.

Tham khảo thêm: Đề trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề số 3

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Đọc thầm và làm bài tập:

    Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

    Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

    Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

    Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

    Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

    - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

    Theo Phạm Hổ

    * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

  • Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
  • Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
  • Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
  • Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
  • * Đọc thầm và làm bài tập:

    Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

    Cậu bé thông minh

    Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

    Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

    - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

    Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

    Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

    - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

    - Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

    Vua quát:

    - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

    Cậu bé bèn đáp:

    - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

    Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

    Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

    - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

    Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

    TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

  • Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
  • Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
  • Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
  • Đọc thầm bài đọc dưới đây

    Chõ bánh khúc của dì tôi

    Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

    Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
    ... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

    Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

    Theo Ngô Văn Phú

    *Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.

  • 1. Tác giả tả lá rau khúc
  • 2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
  • 3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào?
  • 4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
9 607
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 3

Xem thêm