Giai đoạn lịch sử nào nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển "thần kì"? Trình bày biểu hiện của sự phát triển "thần kì" và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó? So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản.
Giai đoạn lịch sử nào nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển "thần kì"? Trình bày biểu hiện của sự phát triển "thần kì" và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó? So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản. a. Giai đoạn lịch sử nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển "thần kì" là giai đoạn 1960-1973 (0.25 điểm) b. Biểu hiện của sự phát triển "thần kì" và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó (2.0 điểm) Biểu hiện của sự phát triển "thần kì" Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ 1960 – 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973 tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân là 7,8 Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Canađa, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có kiến thức, cần cù, tiết kiệm...đây được xem là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có sức cạnh tranh cao. Nhật Bản biết áp dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí cho quốc phòng thấp, ...biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ của Mỹ, các cuộc chiến tranh để làm giàu. c. So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản. (0.75 điểm) Vai trò lãnh đạo quản lý tốt của nhà nước, các công ty năng động, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao... Áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm...