Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?
Trả lời: .................
Trả lời: .................
1. Sự ra đời Nhu cầu của các nước hợp tác cùng phát triển... Xu thế chung của các khu vực trên thế giới là đẩy mạnh sự hợp tác với nhau để phát triển (tiêu biểu là EU), muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước sáng lập: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan. 2. Quá trình phát triển Giai đoạn 1967 – 1975: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, hoạt động lỏng lẻo và chưa có vị thế trên trường quốc tế. Từ những năm 70, sau Hiệp ước Bali (Inddônêxia, tháng 2/1976) đến đầu những năm 90: Hiệp ước Bali xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước, ASEAN hoạt động khởi sắc hơn, cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương, kinh tế tăng trưởng mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới. Tháng 1/1984, Brunây gia nhập ASEAN Từ đầu những năm 90- 2000: là thời kì mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới: Việt Nam (7/1995), Lào và Mianma (9/1997), Campuchia (4/1999), nâng tổng số thành viên của ASEAN lên 10 nước. ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. Lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực, chủ động đề xuất Diễn đàn Á- Âu (ASEM), tích cực tham gia Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tháng 11/2007, Hội nghị cấp cao ASEAN kí kết Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn. Tháng 12/2015 thành lập Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột: Cộng đồng kinh tế - Cộng đồng an ninh chính trị - Cộng đồng văn hóa xã hội. 3. Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực? Căn cứ nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976): tôn trọng độc lập, chủ quyền..., giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình... Hiện nay, trước những tranh chấp trên Biển Đông cần căn cứ Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (Liên hợp quốc). Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành động xâm phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo. Kiên quyết tôn trọng và đòi được tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của các nước trong khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam đoàn kết với các nước Đông Nam Á, cùng các nước thể hiện trách nhiệm chung để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.