a) Trình bày hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất vào ngày 22 tháng 6 và giải thích nguyên nhân.
b) Sự phân bố lục địa và đại dương ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm khí hậu trên Trái Đất? a) Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trênTrái Đất như sau: (1,0đ) Mọi nơi ở BBC có ngày dài hơn đêm và ở NBC ngược lại. Tại Xích đạo: Ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ. Tại Chí tuyến Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Tại Chí tuyến Nam ngược lại. Từ Vòng cực Bắc đến cực Bắc có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm. Từ vòng cực Nam đến cực Nam ngược lại, đêm dài 24 giờ, không có ngày. * Nguyên nhân: Do vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại Chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa. BBC ngả về phía Mặt Trời, NBC chếch xa Mặt Trời nhất. Vòng phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam dẫn tới thời gian chiếu sáng và diện tích chiếu sáng chênh lệch giữa hai bán cầu. b) Sự phân bố lục địa và đại dương đã ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất: (1,0đ) Làm cho khí hậu có sự phân hóa theo quy luật địa ô: càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng... Sinh ra kiểu khí hậu hải dương và khí hậu lục địa (d/c: khu vực ven biển và sâu trong lục địa...) Sự phân bố lục địa và đại dương hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa => sinh ra gió mùa. VD: vào mùa đông, trên lục địa Á – Âu hình thành nên trung tâm áp cao Xibia hay sự hình thành áp thấp Iran vào mùa hạ... Trong phạm vi hẹp ven biển và thời gian ngắn trong một ngày đêm làm sinh ra gió đất và gió biển (d/c: sự hình thành gió đất và gió biển)