Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng

Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 6.1 Phi hiệu quả do thông tin bất đối xứng

Khi xảy ra sự bất đối xứng thông tin, người bán hay người mua sẽ không đánh giá được chính xác chi phí và lợi ích liên quan đến hàng hóa giao dịch. Ví dụ, đối với các hàng hóa như máy tính, ô tô, thuốc chữa bệnh, các dịch vụ y tế hay giáo dục…. thật không dễ dàng gì để có thể đánh giá chất lượng của các hàng hóa trước khi thật sự tiêu dùng chúng. Nếu nhận định của người mua về chất lượng hàng hóa cao hơn so với chất lượng thực tế thì đường cầu sẽ cao hơn đường cầu phản ánh chất lượng thực của hàng hóa. Trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sản lượng cân bằng thị trường ở mức không hiệu quả. Hình 6.1a cho thấy sự ngộ nhận của người mua về chất lượng hàng hóa khiến cho nó được sản xuất và tiêu dùng quá mức cần thiết (tại Q1). Phúc lợi xã hội tổn thất một lượng được xác định bằng diện tích E0E1E2. Ngược lại, nếu người tiêu dùng không đánh giá đúng về hàng hóa và bỏ qua các đặc tính tốt của chúng, họ chỉ sẵn sàng chi trả một lượng thấp hơn giá trị thực. Khi đó, đường cầu hàng hóa sẽ thấp hơn đường cầu phản ánh giá trị thực và sản lượng cân bằng thị trường ở dưới mức hiệu quả. Trong hình 6.1b, sản lượng thực tế là Q1 nhỏ hơn sản lượng xã hội mong muốn. Tổn thất phúc lợi là diện tích E0E1E2.

Trong trường hợp xấu nhất, sự bất cân xứng về thông tin không chỉ khiến thị trường hoạt động thiếu hiệu quả mà thậm chí còn có thể làm cho các giao dịch thị trường không xảy ra được. Chẳng hạn, trên thị trường vốn, so với người cho vay, người đi vay dường như nắm giữ chính xác hơn những thông tin về dự án mà anh ta cần vay vốn để đầu tư. Anh ta thường biết rõ thực chất của việc đi vay vốn: nó thực sự xuất phát từ một ý tưởng kinh doanh táo bạo song nghiêm túc hay chỉ là một hành vi "lừa đảo" - dùng tiền vay được để trang trải cho các nhu cầu khác nào đó nằm ngoài dự án. Không đánh giá đúng giá trị của một ý tưởng hay một phát minh, không phân biệt được tính khả thi cao hay thấp, độ rủi ro nhiều hay ít của các dự án kinh doanh, một ngân hàng có thể từ chối việc cho vay vốn đối với người có ý tưởng hay phát minh tốt hay có dự án kinh doanh khả thi, cho dù nếu thực sự được vay vốn, cả người đi vay lẫn cho vay đều có lợi. Trở lại với ví dụ của chúng ta về bảo hiểm y tế hay bảo hiểm ô tô, nếu người bán bảo hiểm y tế không tin tưởng vào các thông tin mình có được về tình trạng sức khoẻ hiện tại của người mua hay thói quen lái xe của chủ xe, họ có thể từ chối bán sản phẩm bảo hiểm để giảm thiểu tối đa rủi ro.

2. Thất bại thị trường do các biện pháp tự khắc phục thông tin bất đối xứng của các chủ thể kinh tế

Trong một số trường hợp, tổn thất phúc lợi xã hội còn có thể xuất phát từ các biện pháp tự khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng của chủ thể kinh tế. Các biện pháp này bao gồm: Cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và một biện pháp đặc thù của thị trường lao động là tiền lương hiệu quả, mỗi biện pháp đều có hạn chế riêng.

Cơ chế phát tín hiệu được sử dụng khi bên có nhiều thông tin phát tín hiệu về bên bất lợi về thông tin một cách trung thực và tin cậy. Những người bán các sản phẩm kém chất lượng sẽ chịu chi phí lớn hơn trong việc phát tín hiệu so với nhưng người bán các sản phẩm chất lượng cao. Khi đó, người mua có thể dựa vào các tín hiệu phát ra để có thể xác định tương đối chính xác sản phẩm mình muốn mua. Mặt trái của cơ chế này là chi phí cho việc phát tín hiệu có thể làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lượng tiêu dùng.

Ngược lại, cơ chế sàng lọc được sử dụng khi bên có ít thông tin hành động nhằm thúc đẩy bên có lợi thế tiết lộ thông tin. Ví dụ, trong thị trường xe cũ, người mua có thể yêu cầu kiểm tra trước nhằm xác định chính xác chất lượng của chiếc xe và đưa ra mức giá hợp lí. Mặt trái của cơ chế sàng lọc là nó có thể làm cho giao dịch thị trường không thể xảy ra. Người bán xe từ chối yêu cầu kiểm tra đồng nghĩa với thừa nhận xe của mình là xe cũ. Khi đó, người mua xe có khả năng sẽ chuyển sang tìm xe khác.

Biện pháp tiền lương hiệu quả (tiền lương cao) hướng tới mục tiêu giảm động cơ thực hiện các hành động bất lợi của người lao động thông qua tăng chi phí cơ hội của việc bị sa thải. Nhờ đó, năng suất của người lao động sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tăng cầu và giảm cung lao động dẫn tình trạng thừa mứa lao động, hay còn gọi là thất nghiệp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng về các sản phẩm kém chất lượng sẽ chịu chi phí lớn hơn trong việc phát tín hiệu so với nhưng người bán các sản phẩm chất lượng cao....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 553
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm