Thiết lập tuyên bố sứ mệnh và xác định mục tiêu marketing

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thiết lập tuyên bố sứ mệnh và xác định mục tiêu marketing được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Thiết lập tuyên bố sứ mệnh và xác định mục tiêu marketing

1. Thiết lập tuyên bố sứ mệnh

Một doanh nghiệp thường bắt đầu quá trình lập chiến lược bằng việc xác định mục tiêu và sứ mệnh hay còn gọi là tuyên bố sứ mệnh cho toàn doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược marketing cũng phải xuất phát từ triết lý kinh doanh đó. Triết lý kinh doanh là lời tuyên bố về sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp: Họ muốn hoàn thành điều gì trong môi trường kinh doanh tổng thể? Những sứ mệnh này sẽ được cụ thể hóa thành những mục tiêu định hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp thiết lập những tuyên bố sứ mệnh chính thức để trả lời những câu hỏi đó.

Trong marketing, một triết lý kinh doanh định hướng thị trường sẽ xác định hoạt động kinh doanh thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Nike không phải là một doanh nghiệp sản xuất giày và các dụng cụ thể thao. Họ muốn mang lại cảm hứng và

sự sáng tạo cho mỗi vận động viên trên thế giới thông qua khẩu hiệu “Nếu bạn sở hữu một cơ thể, bạn đã là một vận động viên”.

Doanh nghiệp

Quan điểm truyền thống

Quan điểm marketing hiện đại

Amazon

Chúng tôi bán sách, băng video, đĩa CD, đồ chơi, đồ điện tử gia dụng và nhiều sản phẩm khác

Chúng tôi đem đến những trải nghiệm mua bán nhanh chóng, dễ dàng và thoải mái- chúng tôi là nơi các bạn có thể tìm và khám phá mọi thứ mà bạn muốn qua mạng

Disney

Chúng tôi điều hành các công viên vui chơi, giải trí

Chúng tôi là nơi phát triển sự sáng tạo- nơi người Mỹ vẫn làm việc theo cách vốn có

eBay

Chúng tôi tổ chức các cuộc đấu giá qua mạng

Chúng tôi đem đến một hành lang giao dịch thương mại toàn cầu, nơi bất cứ ai cũng có thể trao đổi mọi thứ và có thể có mọi thứ từ eBay- một cộng đồng Web duy nhất mà con người có thể dạo quanh mua sắm, giải trí và tìm hiểu lẫn nhau

WallMart

Chúng tôi điều hành những cửa hàng giảm giá

Chúng tôi bán giá rẻ hàng ngày và đem lại cho những người bình thường cơ hội mua và tiêu dùng những sản phẩm mà người giàu hay mua

Bảng 2.1: Triết lý kinh doanh truyền thống và triết lý kinh doanh marketing

Cần nhớ rằng triết lý kinh doanh có thể thay đổi. Thông thường, các doanh nghiệp thường có một mục đích hoặc sứ mệnh rõ ràng. Nhưng theo thời gian, khi tăng trưởng, phát triển thêm những sản phẩm/ thị trường mới hoặc đối mặt với những điều kiện môi trường mới, sứ mệnh không còn rõ ràng nữa. Khi ban lãnh đạo nhận thấy doanh nghiệp đang chuyển mình, họ buộc phải đổi mới và tìm kiếm mục tiêu mới. Đây là lúc cần đặt câu hỏi: Chúng ta đang kinh doanh cái gì? Ai là khách hàng của chúng ta? Khách hàng đánh giá giá trị thế nào? Chúng ta nên kinh doanh gì? Những câu hỏi này là những câu hỏi khó khăn nhất mà doanh nghiệp sẽ phải trả lời. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp liên tục đặt những câu hỏi và trả lời chúng một cách cẩn thận và hoàn chỉnh.

Triết lý kinh doanh càng rõ ràng có khả năng định hướng cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh đóng vai trò như một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người trong tổ chức. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp bỏ nhiều công sức thiết lập triết lý kinh doanh luôn có những kết quả tài chính và kinh doanh tốt hơn.

2. Xác định mục tiêu marketing

Dựa trên triết lý kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu cho từng cấp quản lý bao gồm mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing. Người ta cần biến sứ mệnh trở thành những mục tiêu bổ trợ và cụ thể hơn cho từng cấp quản lý. Từng nhà quản lý nên có những mục tiêu và có trách nhiệm đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu marketing là những gì mà marketing cần đạt được khi thực hiện chiến lược và chính sách marketing. Mục tiêu có thể là những số liệu cụ thể về những “sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ hay giải pháp) mà doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng như doanh thu, lợi nhuận, thị trường, thị phần hay thương hiệu và định vị”.

Mục tiêu cũng có thể là những tuyên bố định tính như “duy trì và phát triển kinh doanh”, “tối đa hoá lợi nhuận” hay “duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng”. Mục tiêu marketing được thiết lập với năm yêu cầu theo mô hình SMART (Specific- cụ thể, Meaurable- Có thể đo lường được, Achievable- Có thể đạt được, Realistic- Thực tế, Timed- Có hạn mức thời gian).

Chiến lược và chương trình marketing cần được phát triển để hỗ trợ cho các mục tiêu marketing. Để tăng thị phần, doanh nghiệp có thể khiến sản phẩm trở nên sẵn có hơn và tăng hoạt động truyền thông cho sản phẩm. Để thâm nhập vào những thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể cắt giảm giá, tập trung vào các khách hàng mục tiêu lớn trên thị trường nước ngoài. Đó là những chiến lược marketing tổng thể, từng chiến lược này cần được cụ thể hóa. Ví dụ, thúc đẩy truyền thông về sản phẩm có thể cần đến lực lượng bán hàng đông đảo hơn, quảng cáo nhiều hơn. Sau đó, hai biện pháp này cần cụ thể hóa ra. Và theo cách thức này, sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa thành một hệ thống mục tiêu cho giai đoạn hiện tại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thiết lập tuyên bố sứ mệnh và xác định mục tiêu marketing về đặc điểm của xác định mục tiêu marketing, thiết lập tuyên bố sứ mệnh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thiết lập tuyên bố sứ mệnh và xác định mục tiêu marketing. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 172
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm