Thực hiện giao dịch

Thực hiện giao dịch được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Mở tài khoản

Để bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán, người đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch tại một công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch. Thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng, trong đó chủ tài khoản phải cung cấp những thông tin thiết yếu để phục vụ cho mục đích quản lý của công ty chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế, khi ký hợp đồng mở tài khoản cho khách hàng, công ty chứng khoán có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng của mình và tư vấn cho họ hiểu rõ về các rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư chứng khoán.

2. Loại tài khoản

Trước nhu cầu đa dạng của người đầu tư, các công ty chứng khoán cũng có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng dưới các hình thức tài khoản giao dịch khác nhau. Tài khoản giao dịch có thể được phân thành ba loại: tài khoản thông thường (Cash account); (2) tài khoản tư vấn (advisorry account); và (3) tài khoản ủy thác (discretionaryaccount).

Phần lớn người đầu tư sử dụng loại tài khoản thông thường. Đây là loại tài khoản sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán ở mức tối thiểu. Đối với các khách hàng sử dụng loại tài khoản này, công ty chứng khoán chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ môi giới.

Những người đầu tư không có kiến thức, kinh nghiệm, thời gian hoặc sự ưa thích trong việc phân tích đầu tư chứng khoán có thể sử dụng loại tài khoản tư vấn. Đối với loại tài khoản này, người đầu tư sẽ ký một hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn do những chuyên gia đầu tư của công ty chứng khoán cung cấp. Theo đó, người đầu tư ủy quyền cho chuyên gia đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những điều kiện quy định trong hợp đồng; chuyên gia đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những nguyên tắc cẩn trọng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đã thỏa thuận. Người đầu tư chịu mọi phí tổn liên quan đến các giao dịch được thực hiện cũng như phí quản lý tài khoản trả cho chuyên gia đầu tư. Thông thường, công ty chứng khoán chỉ chấp nhận mở loại tài khoản này với một giá trị tài sản tối thiểu nhất định.

Tài khoản ủy thác là loại tài khoản cho phép người quản lý tài khoản (chuyên gia đầu tư của công ty chứng khoán) thực hiện việc mua, bán chứng khoán mà không cần thông báo cho chủ tài khoản hoặc được sự chấp thuận trước của chủ tài khoản. Đối với loại tài khoản này, người đầu tư (chủ tài khoản) thường ủy thác cho người quản lý một quyền hạn rất rộng tương ứng với những điều kiện quản lý tài khoản quy định trong hợp đồng đã ký. Trên thực tế, loại tài khoản này luôn tiềm ẩn mối xung đột lợi ích giữa người quản lý tài khoản và chủ tài khoản.

3. Quản lý tài khoản

1. Đặt lệnh

Người đầu tư có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để đặt lệnh như đặt lệnh trực tiếp bằng phiếu lệnh (order slip), điện thoại, fax hay PC. Khi nhận lệnh, nhân viên môi giới của công ty chứng khoán sẽ kiểm tra số hiệu tài khoản (account ID), mật khẩu (password), và tình trạng tài khoản cũng như tính hợp lệ của lệnh trước khi chuyển lệnh giao dịch đó đến sở giao dịch.

2. Xác nhận giao dịch

Khi lệnh giao dịch của khách hàng được thực hiện, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết. Thông thường, công ty chứng khoán có thể thông báo ngay lập tức kết quả giao dịch cho khách hàng qua điện thoại và sau đó gửi phiếu xác nhận (confirmation) chính thức qua đường bưu điện.

3. Sao kê tài khoản

Công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi sao kê tài khoản (account statement) của khách hàng theo định kỳ (hàng tháng), trong đó liệt kê chi tiết mọi thay đổi của tài khoản. Người đầu tư phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch phát sinh như mua, bán, cổ tức nhận được v.v. cũng như số dư cuối cùng của tài khoản. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót, nhầm lẫn nào, người đầu tư cần thông báo kịp thời cho công ty chứng khoán.

4. Ký quỹ bảo đảm

Khi đặt lệnh giao dịch, người đầu tư phải có số dư tiền hoặc chứng khoán trong tài khoản (theo quy định của từng thị trường) để đảm bảo cho giao dịch của mình. Thông thường, cả tiền và chứng khoán đều có thể sử dụng làm ký quỹ bảo đảm (good-faith deposit). Khi chứng khoán được sử dụng, giá trị quy đổi của chứng khoán được tính toán trên cơ sở giá thị trường chiết khấu theo một tỷ lệ quy định (hair-cut).

Trên thế giới, các thị trường chứng khoán thường có quy định khác nhau về tỷ lệ ký quỹ bảo đảm. Đối với các thị trường mới hình thành, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thường được áp dụng cố định và thống nhất cho toàn thị trường. Trong khi ở các thị trường phát triển, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thường do các công ty chứng khoán quyết định trên cơ sở phân loại khách hàng.

Yêu cầu ký quỹ bảo đảm có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể được sử dụng như một công cụ điều tiết thị trường của cơ quan quản lý. Khi thị trường quá "nóng", việc nâng tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể góp phần kiềm chế và ổn định thị trường; ngược lại, khi thị trường trầm lắng, giảm tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể kích thích hoạt động giao dịch.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thực hiện giao dịch về thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng, trong đó chủ tài khoản phải cung cấp những thông tin thiết yếu để phục vụ cho mục đích quản lý của công ty chứng khoán..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Thực hiện giao dịch. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 11
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm