Thương mại và các vấn đề xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu bài Thương mại và các vấn đề xã hội được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Thương mại và các vấn đề xã hội

Các yếu tố xã hội như các đặc điểm về dân số (quy mô, cơ cấu dân cư, mức tăng dân số), hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư... đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại. Ngược lại thương mại cũng có những ảnh hưởng rất to lớn đến các yếu tố xã hội nói trên.

Thứ nhất, thương mại tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, những việc làm mà thương mại tạo ra trực tiếp và trước hết là ở những doanh nghiệp thương mại và các đơn vị liên quan trực tiếp tới các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và những đơn vị cung ứng dịch vụ vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế. Tuy nhiên xét rộng hơn, thương mại còn tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành và các lĩnh vực có liên quan.

Cần lưu ý đến một đặc điểm là: Thương mại là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động sống và lao động phổ thông. Các lĩnh vực thương mại dịch vụ lại càng sử dụng nhiều lao động hơn, lao động sử dụng trong lĩnh vực này thường rất đa dạng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng đặc biệt quan trọng với những nước đang phát triển nơi mà có nhiều lao động dư thừa và vì vậy phát triển thương mại như một giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề dư thừa lao động và nạn thất nghiệp.

Thứ hai, sự phát triển thương mại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều vùng lạc hậu, vùng sâu, vùng xa của đất nước, tạo cơ hội thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều quốc gia đang phát triển, nhiều khu vực kinh tế kém phát triển của kinh tế thế giới. Như vậy thương mại như một nhân tố quan trọng tác động rút ngắn chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, các vùng, các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thế giới.

Phát triển thương mại đặc biệt là thương mại dịch vụ có ý nghĩa rất to lớn trong việc ổn định và nâng cao mức sống và đặc biệt là chất lượng cuộc sống của dân cư.

Phát triển thương mại cũng là nhân tố quan trọng mở rộng hội nhập giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.

Thương mại cũng là nhân tố tác động quan trọng tới những sự thay đổi quy mô, cơ cấu dân cư, hôn nhân tổ chức gia đình và các yếu tố xã hội khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Những tác động xã hội của thương mại không chỉ bao gồm những yếu tố tích cực. Do bản chất kinh tế của thương mại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về xã hội như động cơ tìm kiếm lợi nhuận có thể đưa đến nguy cơ xâm nhập lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, du nhập lối sống ngoại lai xa lạ với lối sống và bản sắc văn hóa của dân tộc. Phân phối bất bình đẳng của thị trường có thể tác động phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên nhiều khi là nguyên nhân trực tiếp của các xung đột giữa các dân tộc và các quốc gia.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thương mại và các vấn đề xã hội về lĩnh vực thương mại dịch vụ lại càng sử dụng nhiều lao động hơn, lao động sử dụng trong lĩnh vực này thường rất đa dạng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Thương mại và các vấn đề xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 30
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm