Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về chùa Bà Đanh

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chùa Bà Đanh dưới đây gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Thuyết minh về danh thắng chùa Bà Đanh mẫu 1

Miền Bắc Việt Nam ta có câu tục ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" để ám chỉ một nơi hẻo lánh ít người lui tới, hay một cuộc vui chơi nào đó, mà có rất ít người tham dự...

Có người cẩn thận tìm xem "Chùa Bà Đanh" thuộc địa phương nào mà ít người lui tới? Hóa ra, ngôi nhà ấy nằm sau trường Chu Văn An bây giờ, nay thuộc quận Tây Hồ. Ấy là theo tài liệu ghi chép trong sách cũ viết về Hà Nội, chứ bây giờ ngôi chùa không còn. Sách chép: "Sở dĩ chùa vắng, vì ban đầu từ thế kỉ XII, đây là chỗ trại giam tù binh Chiêm Thành, nên người ta ngại đi qua khu vực đó. Sau này chỗ đó dựng lên một ngôi chùa, song vì chùa nhỏ, lại khuất nẻo, nên cũng ít người lễ bái". Cách giải thích này có vẻ thiếu sức thuyết phục. Sự sùng bái tín ngưỡng của người xưa đâu có kém bây giờ; một ngôi chùa dù nhỏ, nằm ngay ven phía Bắc thành Hà Nội, lẽ nào lại rơi vào cảnh vắng vẻ đến trở thành điển hình trong câu tục ngữ nói trên? Nhất là, khi có người hỏi: "Vậy còn tên Bà Đanh xuất xứ từ đâu?" Thì hình như không một nhà nghiên cứu nào đưa ra được câu trả lời thỏa đáng.

Nỗi băn khoăn về một ngôi chùa có tên gắn với câu tục ngữ quen thuộc, mà không lý giải được căn do, hình như cứ tạm nằm yên trong tâm trí nhiều người. Cho đến một ngày cuối xuân 1995, trong chuyến "điền dã" của Hội Văn Nghệ dân gian Hà Nội về huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam qua khảo sát thực địa, câu kia mới có lời đáp.

Mục đích chuyến đi ấy, chúng tôi lại chỉ nhằm tìm hiểu về danh thắng "Ngũ động thi sơn" nơi có ngọn núi nổi tiếng, có đến năm hang động trong lòng núi, mỗi hang chứa sức cả ngàn người. Tương truyền, đây là chỗ giấu quân lý tưởng của Lý Thường Kiệt, một danh tướng của triều Lý từ thời phạt Tống. Hiện nay, tại chân núi phía bờ sông, còn đền thờ vị danh tướng này, đền tuy nhỏ nhưng lại uy nghi, thơ mộng... Điều thú vị lần ấy, do tìm hiểu qua nhân dân địa phương, chúng tôi phát hiện tại một làng nhỏ bên kia sông có một ngôi chùa không lớn lắm song rất đẹp. Muốn đến chùa, khách phải xuống đò đi xuôi xuống chừng nửa cây số, chếch với đền thờ Lý Thường Kiệt. Ngôi chùa được dựng lên từ thời Lý (thế kỉ thứ 11) do một người đàn bà giàu có trong làng cung tiến. Làng có tên là Đinh Xá, tên nôm gọi là làng Đanh; vì vậy ngôi chùa được gọi là "chùa Bà Đanh". Khuôn viên của chùa tuy khiêm tốn, nhưng nội tự rất khang trang. Đặc biệt, khác với tất cả các ngôi chùa toàn miền Bắc thường có chỉ cửa "Tam quan" (ba cửa) riêng chùa Bà Đanh lại có cửa "Ngũ quan" (năm cửa). Còn sở dĩ "chùa vắng" vì đây cũng là vùng bán sơn địa, không phải nơi buôn bán sầm uất, chùa lại nằm cách con sông, muốn sang phải lụy đò, bởi thế nên ít người lui tới. Từ cảnh huống đó, mới nảy sinh câu tục ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" mà dân địa phương khẳng định, đó là nơi xuất xứ.

UBND huyện Kim Bảng có ý định kết hợp với ngọn núi Ngũ động, đền thờ Lý Thường Kiệt và ngôi chùa Bà Đanh tổ chức cho khách tham quan thành một nội tuyến du lịch thường xuyên của địa phương. Chùa và núi chỉ cách huyện lị 20km đường đi bằng ôtô, còn nếu đi bằng đường đò thì chỉ 10km, thật là một tour cực đẹp cả về thời gian lẫn cảnh quan. Nếu tính từ Hà Nội, sớm đi tối về, trong vòng 60km.

Có lẽ đến lúc tuyến du lịch được khai thông thì ý nghĩa câu tục ngữ không còn tuyệt đối đúng... vì chùa Bà Đanh không vắng nữa chăng?

Thuyết minh về danh thắng chùa Bà Đanh mẫu 2

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.Một trong những yếu tố làm nên bề dày, sự phong phú ấy của văn hóa Việt Nam chính là những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Thể hiện dưới hình thức tín ngưỡng thờ thần.

Để hiểu rõ hơn, ta đi tìm hiểu về một ngôi chùa khá nổi tiếng đó là chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nhỏ thuộc thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở hướng Nam, quay mặt ra dòng sông Đáy hiền hòa. Chùa Bà Đanh là một địa danh nổi tiếng mà khi nhắc đến tên hầu hết mọi người đều cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên, ngôi chùa này không phải nổi tiếng vì có đông đúc khách thập phương đến dâng hương, lễ chùa mà nổi tiếng bởi giai thoại: “Vắng như chùa Bà Đanh”

Hình ảnh vắng vẻ, trống vắng những người đến dâng hương tại chùa Bà Đanh đã trở thành một điển tích mà khi muốn nhấn mạnh đến sự vắng vẻ người ta hay dùng để so sánh. Có câu thơ nói về sự hoang vắng của nơi đây như:

“Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên vắng khách như chùa Bà Đanh”

Hay trong bài “Tụng Tây hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này như:

“Dấu bố cái rệt in nền phủ

Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùa”

Chùa Ba Đanh hay còn có tên tự khác là chùa Bảo Sơn, đây là một ngôi chùa được đánh giá là cổ kính bậc nhất của tỉnh Hà Nam.

Một ngôi chùa đẹp, lại có phong thủy hữu tình như vậy, nhưng vì sao vẫn bị gắn với giai thoại “Vắng như chùa Bà Đanh”. Bàn về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, trước đây chùa Bà Đanh có tên gọi là chùa Bà Banh vì trong ngôi chùa có thờ một bức tượng người đàn bà đang ngồi banh chân.

Trước đây vốn đông đúc khách thập phương đến tế lễ nhưng do chiến tranh, người dân nơi đây di cư đến nơi khác, vì thế ngôi chùa này trở nên hoang vắng, hiu quạnh. Do lưu truyền nhiều đời, người ta đọc chệch âm Banh thành Đanh. Vì vậy mới có tên chùa Bà Đanh ngày nay.

Trả lời câu hỏi tại sao lại có câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, sư thầy Thích Đàm Đam lại có một sự lí giải, giải thích khác. Đó là: “Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị… Vì thế khách thập phương không dám đến.

Lại cũng có ý kiến cho rằng chùa Bà Đanh nằm ở một vị trí không đẹp, vắng vẻ người qua lại, không tiện đường giao thông. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch cấp bằng di tích lịch sử quốc gia.

Theo tương truyền, chùa Bà Đanh vốn là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ pháp là Pháp vân, pháp lôi, pháp điện, pháp vũ (Là thần mây, thần sấm, thần sét và thần mưa) Đây là một tín ngưỡng thờ phật khá tiêu biểu ở những nước nông nghiệp.

Đến thời vua Lê Huy Tông (1675-1750), ngôi chùa được sửa sang, tu bổ to và đẹp hơn

Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam trên điện thờ rất phong phú gồm nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Đây là nét tiêu biểu chung cho các chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.

Đến thăm chùa Ba Đanh, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông núi hữu tình, cảnh vật thơ mộng mà còn được trải nghiệm một cảm giác linh thiêng nơi đây. Trong chùa Bà Đanh có thờ một pho tượng Bà Đanh ngồi thiền trên ngai được sơn màu đen bóng, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Sự hài hòa giữa pho tượng và chiếc ngai đã tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.

Cũng như kiến trúc của bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh có điện tam bảo, đền thờ mẫu, nhà tổ,nhà trung đường… Ngày nay, do đường xá đã được tu sửa, những người khách thập phương đã đến đây đông hơn, không còn vắng vẻ như trước nữa.

Ngày nay, khi đã được Bộ văn hóa và du lịch cấp bằng di tích quốc gia, cùng với hệ thống đường xá được tu sửa thuận lợi cho đi lại, chùa Bà Đanh đã đông đúc khách hành hương cúng bái.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Thuyết minh về chùa Bà Đanh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm