Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về Tháp Bánh Ít

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Tháp Bánh Ít gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm bài văn thuyết minh về thể loại truyện ngắn, thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú... giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Bình Định

Thuyết minh về Tháp Bánh Ít ngắn gọn

Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo mà chúng ta không thể nào khám phá hết được. Ở Bình Định cũng có một địa điểm du lịch mà nó được coi là quần thể kiến trúc, văn hóa của người Chăm pa còn sót lại ở Việt Nam - Tháp Bánh ít.

Chắc chắn ai nghe cái tên này chúng ta cũng liên tưởng đến một loại bánh nổi tiếng của Bình Định. Nhưng đây không phải mà là tháp Bánh ít. Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cái tên nghe rất thân thuộc nhưng người dân ở đây họ gọi là tháp Bạc. Là một quần thể bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.

Nổi bật ở đây những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượn. Cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước khung cảnh của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại. Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, cao trên 20m. Khác với tháp cổng phía Đông và tháp Bia, tháp chính của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Kalan.

Đây là một địa điểm đẹp và mang nhiều ý nghĩa văn hóa, bạn hãy đến và trải nghiệm nhé.

Thuyết minh về Tháp Bánh Ít mẫu 2

Tháp Bánh Ít Quy Nhơn một trong những phần còn lại của lịch sử về một thời Chăm Pa, đây ngoài là một di tích lịch sử còn là một địa điểm du lịch rất nỗi tiếng ở Bình Định, hiện có rất nhiều người băn khoăn về lịch sử Tháp Bánh Ít cũng như kiến trúc chi tiết của Tháp. Hãy cùng Basantourist khám phá chi tiết lịch sử của tháp cũng như review về kiến trúc của các tòa tháp nơi đây.

Tháp đã có tuổi đời lên đến ngàn năm tuổi, theo rất nhiều thông tin trên tư liệu ghi chép rằng tháp có thể có niên đại vào khoảng cuối thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XII. Các đường nét kiến trúc của tháp mang phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.

Tháp Bánh Ít đã được đưa vào cuốn sách “1001 buildings you must see before you die” (1001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời) của nhóm tác giả người Anh . Đây cũng là kiến trúc cổ xưa duy nhất tại Việt Nam có mặt trong cuốn sách này.

Quần thể Tháp Bánh Ít là một trong số những di tích Chăm tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay, là minh chứng cho một Vương triều Chăm Pa hưng thịnh thời kỳ trước ở miền Trung Việt Nam. Nếu đem ra kiến trúc của từng tháp ra so sánh thì đây không phải là ngôi tháp lớn, nhưng dựa vào các dấu tích còn sót lại trên quả đồi này thì cho thấy tổng thể kiến trúc của tháp khá đồ sộ và hùng vĩ.

Hầu hết các hướng chính của đền tháp Chăm Pa đều được xây dựng về hướng Đông – hướng của Thần thánh, của sự sinh sôi nảy nở, và đương nhiên Tháp Bánh Ít cũng không ngoại lệ.

Quần thể tháp xây dựng theo bố cục có một tháp trung tâm (1 Kalan). Do được xây dựng vào thời kỳ suy yếu dần của Vương quốc Chăm Pa nên tháp thiếu đi những đường nét trang trí tinh xảo hoàn mỹ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa giai đoạn hưng thịnh, nhưng bù lại là một nét độc đáo, rất riêng.

Tháp Chính (Kalan) nằm trên đỉnh đồi, trung tâm của cụm tháp. Có bốn cửa, nhưng chỉ có một cửa mở theo hướng Đông, còn lại là ba cửa giả xây nhô ra ngoài mặt tường. Phần đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, được xây dựng vững chãi, mặt bằng cơ bản hình vuông. Phần thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa mọi bụi trần đến gần với tổ tiên hơn, mang vẻ khỏe khoắn, hoàng tráng với các trụ ốp, các đường gồ dô ra của mặt tường, mái vòm đặc trưng của lối đi vào tháp,…Phần mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, có 3 tầng, mỗi một tầng đều mang kiến trúc tựa như phần thân tháp, nhưng giản lược dần các chi tiết khi lên cao và cuối cùng bịt kín lại ở đỉnh tháp. Các họa tiết trang trí trên tháp được điêu khắc tỉ mỉ, thể hiện tín ngưỡng của người Chăm Pa xưa.

Trong lòng Tháp Chính, ở chính giữa là nơi thờ thần Shiva. Tuy tượng ở đây được phục chế nhưng vẫn giữ đúng theo phiên bản gốc cả về chất liệu lẫn kích thước. Hiện nay, bức tượng thần Shiva được lưu giữ tại bảo tàng Guimet ở Pháp.

Bên cạnh là Tháp Yên Ngựa (Kosagrha) có kiến trúc là hình chữ nhật, có hai tầng với phần mái cong như hình yên ngựa rất độc đáo, tựa như mô phỏng mái nhà truyền thống của cả khu vực Đông Nam Á thời xưa. Phần đế tháp nhô ra, vững chãi đỡ lấy phần thân tháp. Mỗi mặt thân tháp đều có các trụ ốp nhô ra, trang trí với các hình thù hoa văn mềm mại. Đặc biệt ấn tượng với các hình người, hình thú, hình chim ở phần thân tháp đang trong tư thế dang tay như muốn nâng bổng cả tòa tháp lên.

Tháp Cổng (Gopura) có hình dáng và cấu trúc giống Tháp Chính, nhưng nhỏ hơn và ít chi tiết trang trí hơn. Hai cửa mở theo hướng Đông – Tây tạo thành một hành lang hẹp và ngắn. Mái vòm dật cấp nhỏ dần, tựa như những mũi giáo phóng thẳng lên trời. Thân tháp có những cột ốp cao vút, thanh thoát.

Tháp Bia (Posah) ở hướng Nam, mang phong cách kiến trúc Bình Định đặc trưng với các mảng khối. Tháp được xây với bốn cửa mở, vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo. Phần mái có những hình quả bầu hồ lô trên các tầng, nhỏ dần về phía trên, tạo nên một nét đẹp đặc biệt cho tháp.

Tháp được gọi với cái tên thân thuộc là tháp “Bánh Ít”, một loại đặc sản của quê hương Bình Định, tôn vinh về giá trị truyền thống của quê hương Bình Định, đồng thời giúp gợi ý cho du khách một món ăn truyền thống nên nếm thử khi ghé thăm mảnh đất bình dị nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Có thể thấy toàn thể kiến trúc tháp Bánh Ít đều mang phong cách kiến thiết, xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kì văn hóa Chăm pa. Lối kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít, tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa (tín ngưỡng thờ thần), và đồng thời cũng làm tôn nên giá trị lịch sử của điểm tham quan. Thật không nên bỏ lỡ điểm tham quan thú vị này khi ghé thăm Bình Định.

---------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Tháp Bánh Ít. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài văn, từ đó đạt điểm cao trong các bài Văn 8 sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo văn mẫu lớp 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm