Tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng với giáo viên ký trước ngày 01/7/2020
Tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng với giáo viên ký trước ngày 01/7/2020
Tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng với giáo viên ký trước ngày 01/7/2020. Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý tại Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Hướng dẫn đặc cách tuyển giáo viên lâu năm chưa đạt chuẩn trình độ
- Thay đổi điều kiện thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/01/2022
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất
Theo Công văn, hiện nay, nhiều địa phương đang ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên hiện đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, các địa phương xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 01/7/2020.
Những giáo viên này được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Ngoài ra, Công văn cũng hướng dẫn về việc bổ nhiệm lại và bổ nhiệm, xếp lương đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên).
Theo đó, nhằm bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương xem xét thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường học đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên).
Sau khi bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý trường học phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Sau khi hoàn thành nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ GDĐT.
Tiếp tục tuyển dụng đặc cách giáo viên đối với địa phương chưa thực hiện xong
Đây cũng là nội dung đáng chú ý tại Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ GD&ĐT về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Cụ thể, về tuyển dụng đặc cách giáo viên đã có nhiều năm công tác, Công văn nêu rõ, năm 2019, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép các địa phương thực hiện xét đặc cách đối với số giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Thực hiện chủ trương trên, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 5378/BNV-CCVC ngày 05/11/2019 hướng dẫn các địa phương tổ chức tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng (gọi tắt là Công văn số 5378).
Theo đó, việc tuyển dụng phải bảo đảm các quy định của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn chức danh, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập tại thời điểm năm 2019.
Do đó, những địa phương chưa thực hiện xong việc tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn tại Công văn số 5378 của Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành để bảo đảm quyền lợi của giáo viên có nhiều năm công tác. Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương lưu ý:
i) Thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.
Sau khi tuyển dụng, các giáo viên được bố trí đào tạo theo lộ trình nâng trình độ chuẩn theo quy định.
ii) Thực hiện tuyển dụng giáo viên có bằng cử nhân chuyên ngành (phù hợp với môn dạy) không thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Đối với trường hợp này, giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (một số nội dung về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hướng dẫn tại mục 4 Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD).
iii) Sau khi tuyển dụng, các địa phương áp dụng các quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ GD&ĐT để thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương.
Bên cạnh đó, về việc hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên, hiện nay, nhiều địa phương đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên hiện đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, các địa phương xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 01/7/2020.
Những giáo viên này được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD được ban hành ngày 27/01/2022.