Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiêu chuẩn thành viên

VnDoc xin giới thiệu bài Tiêu chuẩn thành viên được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Thị trường chứng khoán để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tiêu chuẩn thành viên

Các sở giao dịch chứng khoán đều đề ra quy định về tiêu chuẩn thành viên của mình dựa trên đặc điểm lịch sử phát triển, đặc thù của công ty chứng khoán, thực trạng nền kinh tế cũng như mức độ tự do hoá và phát triển thị trường tài chính. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mang tính xuyên suốt là thành viên sở giao dịch chứng khoán phải có một thực trạng tài chính, trang thiết bị tốt và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, đủ khả năng thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Và thông thường các thị trường càng phát triển thì tiêu chuẩn là thành viên càng chặt chẽ.

Đối với các thị trường mới nổi do chính phủ đứng ra thành lập, thông thường số lượng công ty chứng khoán do ủy ban chứng khoán cấp phép hoạt động được quản lý rất chặt chẽ, vì vậy số lượng công ty chứng

khoán được cấp phép hoạt động nghiễm nhiên là thành viên của sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, số lượng công ty chứng khoán thành lập rất lớn, số chỗ ngồi hoặc khả năng kết nối vào hệ thống giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hạn chế, nên các sở giao dịch chứng khoán đều đề ra tiêu chuẩn là thành viên, nhằm hạn chế các công ty nhỏ không đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn cho hoạt động.

Nhìn chung, tiêu chuẩn là thành viên của sở giao dịch chứng khoán được xem xét trên các khía cạnh sau:

Yêu cầu về tài chính: Vốn góp cổ đông, vốn điều lệ và tổng tài sản có thể được quy định như là các yêu cầu tài chính chủ yếu đối với các thành viên sở giao dịch chứng khoán. Tiêu chí này sẽ đảm bảo cho thành viên có tình hình tài chính lành mạnh, có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành hoạt động một cách bình thường. Ngoài ra, khi cấp phép thành lập công ty chứng khoán, uỷ ban chứng khoán thường căn cứ vào quy mô thị trường và các nghiệp vụ để quy định vốn tối thiểu cho các nghiệp vụ. Ví dụ, Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định nghiệp vụ môi giới phải có vốn tối thiểu 10 tỷ won; nếu hoạt động gồm môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành là 50 tỷ won. Tại Nhật Bản, công ty thành viên có vốn từ 100 - 300 triệu yên, nếu tham gia bảo lãnh phát hành thì phải có 500 triệu yên, và nếu muốn trở thành nhà bảo lãnh phát hành chính thì phải có vốn 10 tỷ yên. Tại Hoa Kỳ, vốn tối thiểu cho nhà tạo lập thị trường phải là 1 triệu USD, 250.000 USD đối với hoạt động môi giới và tự doanh, và 100.000 USD cho các hoạt động tự doanh.

Ở Việt Nam, đối với các nghiệp vụ môi giới: 3 tỷ đồng, đối với hoạt động tự doanh: 12 tỷ đồng, đối với bảo lãnh phát hành: 22 tỷ đồng, đối với hoạt động tư vấn đầu tư: 3 tỷ đồng, đối với hoạt động quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần cũng như các chỉ báo kinh doanh của công ty phải bình thường. Các tỷ lệ này phải được thẩm tra để đảm bảo thực trạng tài chính tốt và khả năng sinh lời của công ty.

Quy định về nhân sự: Số lượng và chất lượng của ban điều hành, các nhà phân tích chứng khoán và các chuyên gia khác phải được quy định trong quy chế về nhân sự. Do chứng khoán là một công cụ tài chính phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có hiểu biết chuyên môn về hoạt động kinh doanh chứng khoán, phân tích được sự biến động của giá cả nên các công ty chứng khoán phải có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để đảm đương các trách nhiệm của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của công ty và lợi ích công cộng (giao dịch công bằng, bảo vệ người đầu tư, huy động vốn cho công ty một cách có hiệu quả) phải được quán xuyến thường xuyên nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Người làm công tác quản lý phải vừa là người vừa có trình độ hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán vừa có tư cách đạo đức tốt. Số lượng nhân viên tối thiểu phải có trình độ học vấn hay kinh nghiệm nhất định được đề ra trong quy chế về nhân sự đối với công ty chứng khoán thành viên.

Ngoài ra vấn đề đạo đức trong kinh doanh chứng khoán cũng được xem xét kỹ trong tuyển chọn nhân sự cho công ty thành viên, như người có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có tiền án, tiền sự không là chủ của các doanh nghiệp đã phá sản trước đó... tiêu chuẩn này góp phần tránh được các hiện tượng giao dịch nội gián (cung cấp thông tin ra bên ngoài để trục lợi). Các nhân viên nghiệp vụ không được yêu cầu hoặc nhận bất cứ một khoản thù lao nào trái với nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh doanh, không được tư vấn cho khách hàng bằng mọi giá để thực hiện được dịch vụ và hưởng hoa hồng, có trách nhiệm cung cấp các thông tin được công bố cho mọi nhà đầu tư và bảo mật các thông tin của khách hàng.

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty xin làm thành viên phải có trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng giao dịch cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, như các trạm đầu cuối để nhận lệnh, xác nhận lệnh, các bảng hiển thị điện tử.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tiêu chuẩn thành viên về tiêu chuẩn thành viên của mình dựa trên đặc điểm lịch sử phát triển, đặc thù của công ty chứng khoán, thực trạng nền kinh tế cũng như mức độ tự do hoá và phát triển thị trường tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Tiêu chuẩn thành viên. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm