Thủ tục niêm yết
Thủ tục niêm yết được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Thủ tục niêm yết
Quy trình các bước đối với niêm yết lần đầu:
Đây là quy trình điển hình được một số quốc gia áp dụng:
Sở giao dịch thẩm định sơ bộ -> Nộp bản đăng ký lên Ủy ban chứng khoán -> Chào bán ra công chúng -> Xin phép niêm yết -> Thẩm tra niêm yết chính thức -> Niêm yết
Bước 1: Sở giao dịch thẩm định sơ bộ
Thẩm định sơ bộ là việc vạch ra phương hướng cung cấp cho những người mua cổ phiếu chào bán ra công chúng biết trước được tính khả mại của chứng khoán nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm định này không được thực hiện một cách chính thức, nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Hầu hết các công ty không đạt tiêu chuẩn bị loại ra ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức.
Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch chú trọng đến các yến đề: (l) Công ty niêm yết phải có một nền tảng hoạt động có lãi và trong tương lai phải có khả năng sinh lời tốt; (2) Công ty xin niêm yết phải có ban lãnh đạo có cơ cấu của một công ty đại chúng; (3) Tổ chức công bố thông tin thường xuyên; (4) Các cổ phiếu phải đạt được mức độ thanh khoản nhất định theo thứ bậc do sở giao dịch quy định; (5) Công ty niêm yết không được vi phạm quyền lợi của công chúng đầu tư đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia như các cổ đông kiểm soát hay công ty mẹ.
Tiến trình thẩm đinh sơ bộ hồ sơ gồm các bước sau:
Sở giao dịch chứng khoán kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp -> (2) Sở giao địch chứng khoán đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp -> (3) Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của sở giao dịch chứng khoán về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3 và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được làm sáng tỏ hoàn toàn; (4) Sở giao dịch chứng khoán tìm hiểu thêm về công ty xin niêm yết và có thể đến công ty xin niêm yết để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức; (5) Nhân viên sở giao dịch chứng khoán thảo luận về kết quả của việc thẩm tra trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty; (6) Sở giao dịch chứng khoán đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết.
Bước 2: Đệ trình bản thông cáo đăng ký lên uỷ ban chứng khoán
Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng quyết định tới sự phân bổ cổ đông trong công ty, do đó công ty muốn niêm yết các cổ phiếu của họ trên sở giao dịch chứng khoán phải đệ trình bản thông cáo đăng ký lên uỷ ban chứng khoán xin chấp thuận cho phép chào bán ra công chúng. Bản thông cáo phát hành sơ bộ là văn bản đính kèm theo bản thông cáo đăng ký này.
Bước 3: Chào bán ra công chúng
Chào bán ra công chúng có thể được thực hiện sau khi bản thông cáo đăng ký đã được ủy ban chứng khoán chấp thuận. Bất kỳ công ty nào muốn xin phép niêm yết đều phải nêu rõ mục đích niêm yết các cổ phiếu của họ trên sở giao dịch chứng khoán trong bản thông cáo phát hành. Thông thường, quá trình chào bán nói trên do nhóm bảo lãnh phát hành là các ngân hàng đầu tư hay các công ty chứng khoán thực hiện.
Bước 4: Xin phép niêm yết
Công ty phát hành muốn niêm yết và giao dịch chứng khoán của mình trên sở giao dịch chứng khoán phải gửi hồ sơ niêm yết chính thức lên sở giao dịch chứng khoán, và ký hợp đồng niêm yết với sở giao dịch chứng khoán.
Các tài liệu trong hồ sơ niêm yết bao gồm: Ngoài hồ sơ thẩm định sơ bộ trước đây, công ty tin niêm yết cần có các tài liệu sau:
- Đơn xin niêm yết (theo mẫu), trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết
- Hồ sơ đăng ký và báo cáo phân tích chứng khoán
- Bản sao hợp đồng dịch vụ giữa công ty và đại lý chuyển nhượng.
- Bản sao hợp đồng với nhà bảo lãnh phát hành chính
- Mẫu chứng chỉ chứng khoán
- Đăng ký công ty
- Báo cáo của đợt chào bán ra công chúng
- Bản trình bày của đại lý chuyển nhượng về cơ cấu sở hữu
- Danh sách cổ đông.
Hợp đồng niêm yết là hợp đồng giữa sở giao dịch chứng khoán và công ty xin niêm yết trong đó quy định các nghĩa vụ của công ty niêm yết. Mẫu hợp đồng ở thị trường khác nhau đều có sự khác nhau, tuy nhiên tựu trung đều có các nội dung sau: (1) Đảm bảo việc công bố thông tin theo định kỳ; (2) Đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán chung (GAAP) một cách thường xuyên và theo định kỳ; (3) Cung cấp cho sở giao dịch chứng khoán thông tin theo định kỳ nhằm giúp họ thực hiện tết chức năng duy trì một thị trường có trật tự cho các chứng khoán của công ty; (4) Ngăn chặn công ty thực hiện kinh doanh thiếu lành mạnh.
Bước 5. Thẩm tra niêm yết chính thức
Như đã nói ở trên, việc thẩm định khi sở giao dịch chứng khoán chấp nhận sơ bộ là rất quan trọng, do đó việc thẩm tra niêm yết chính thức sẽ không kéo dài. Để việc thẩm định có hiệu quả, các sở giao dịch chứng khoán thường có một tiểu ban chuyên trách thẩm định và đưa ra các quyết định chấp thuận cuối cùng.
Bước 6: Khai trương niêm yết
Khi sở giao dịch chứng khoán hoàn tất các thủ tục niêm yết, sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cụ thể ngày niêm yết. Sau đó sở giao dịch chứng khoán sẽ mời chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành công ty niêm yết đề định ra ngày giao dịch đầu tiên đối với chứng khoán đã niêm yết. Đây là động tác giúp lãnh đạo công ty hiện diện trước công chúng và nhận trách nhiệm của công ty đã được niêm yết.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thủ tục niêm yết về việc vạch ra phương hướng cung cấp cho những người mua cổ phiếu chào bán ra công chúng biết trước được tính khả mại của chứng khoán nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Thủ tục niêm yết. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.