Tổ chức kết thúc dự án
VnDoc xin giới thiệu bài Tổ chức kết thúc dự án được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Tổ chức kết thúc dự án
Quá trình kết thúc dự án có hai phần tách biệt. Thứ nhất là quyết định liệu có kết thúc dự án hay không. Thứ hai, quyết định kết thúc dự án sẽ được thực hiện như thế nào.
1. Quá trình ra quyết định
Các mô hình hỗ trợ quyết định để quyết định chấm dứt dự án được phân thành hai loại. Loại thứ nhất là những mô hình trong đó quyết định sẽ được căn cứ vào các mức cụ thể khác nhau thể hiện sự thành công hoặc thất bại của dự án. Như vậy, bạn sẽ so sánh một loạt các chỉ tiêu mà dự án đạt được với các mức chuẩn này để quyết định có nên kết thúc dự án hay không. Loại thứ hai là những mô hình trong đó quyết định sẽ được căn cứ vào việc dự án có đạt được các mục tiêu cụ thể đặt ra cho nó từ ban đầu hay không. Dự án không đạt được mục tiêu, quá xa vời với mục tiêu đặt ra, hoặc đã đạt được mục tiêu, đều cần được kết thúc.
2. Quá trình thực hiện
Khi đã quyết định chấm dứt dự án, cần thực hiện quá trình kết thúc dự án. Quá trình kết thúc thực tế có thể được lên kế hoạch hoặc thực hiện một cách tuần tự, hoặc đơn giản là việc làm tự phát. Lên kế hoạch nghiêm túc sẽ mang lại được kết quả tốt hơn nhiều. Do vậy phần này giúp bạn lên kế hoạch, cấp kinh phí, và sắp xếp thời gian để kết thúc dự án, như đối với bất cứ giai đoạn nào khác trong chu trình sống của dự án.
Trong một vài tổ chức, quá trình kết thúc dự án được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của nhà quản trị dự án, nhưng điều này nhìn chung khó thực hiện được. Bởi đối với nhiều nhà quản trị dự án, quá trình kết thúc dự án là tín hiệu chấm dứt thời kỳ họ là người lãnh đạo dự án. Nếu nhà quản trị có một dự án khác để quản lý thì vấn đề này có thể không trầm trọng lắm; nhưng nếu không có dự án nào và nếu nhà quản trị dự án phải đối mặt với việc phải quay về nhịp độ đều đều trong một bộ phận chức năng, có thể quá trình kết thúc sẽ bị kéo dài ra.
Nhà quản trị cũng có một lựa chọn khác, hoàn toàn lờ đi quá trình kết thúc dự án. Đánh giá đã được thực hiện và đã nhận được cả những lời khen lẫn chê. Thay vì giải quyết việc chấm dứt dự án, giám đốc có thể để cho ban quản lý xử lý tất cả. Các thành viên trong nhóm dự án cũng có thể có cảm giác hay phản ứng như vậy và có thể đi tìm công việc hoặc chỗ làm mới trước khi dự án thực sự chấm dứt, bằng cách ấy kéo dài những công việc cuối cùng vô thời hạn.
* Các nhiệm vụ chính của nhà quản trị phụ trách kết thúc dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Phải kiểm soát và đảm bảo rằng các công việc của dự án đã được hoàn tất toàn bộ, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Thông báo cho khách hàng về việc dự án sẽ kết thúc cũng như các kết quả đạt được về khối lượng công tác hoàn thành. Khách hàng sẽ là người chấp thuận khối lượng công việc được thực hiện của dự án.
- Cần hoàn tất hồ sơ, bao gồm hồ sơ thanh quyết toán, bản đánh giá quá trình thực hiện công việc và đạt được các kết quả cụ thể, báo cáo tổng kết cuối cùng của dự án, và các tài liệu, sổ sách của dự án.
- Giải quyết các vấn đề của dự án về mặt luật pháp. Lưu giữ hồ sơ, các chứng từ nếu cần thiết.
- Thanh quyết toán, kiểm toán.
- Bố trí lại nhân sự, nguyên vật liệu, thiết bị… nguồn lực nào tới nơi cần thiết.
- Xác định rõ những yêu cầu hỗ trợ sản phẩm (ví dụ như về phụ tùng, dịch vụ), đề xuất việc thực hiện các hỗ trợ này và chỉ định người chịu trách nhiệm.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổ chức kết thúc dự án về những mô hình trong đó quyết định sẽ được căn cứ vào việc dự án có đạt được các mục tiêu cụ thể đặt ra cho nó từ ban đầu...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tổ chức kết thúc dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.