Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Khu vực Tây Nam Á

Câu 1: Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu đến các nước và khu vực như

  1. Hoa Kì, châu Đại Dương
  2. Các nước Tây Âu
  3. Nhật Bản, Hàn Quốc
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Dân thành phố ở một số quốc gia Tây Nam Á ngày càng đông. Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 80 - 90 dân số, nhất là

  1. A-rập Xê-út, I-rắc, I-ran.
  2. Cô-oét, I-xra-en, Li-băng
  3. Câu A đúng, B sai
  4. Cả 2 câu A, B đều đúng

Câu 3: Hiện nay, các nước dầu mỏ Tây Nam Á đã tham gia tổ chức Những nước sản xuất dầu mỏ thế giới nhằm đấu tranh với các nước tư bản phát triển trong việc mua bán, định đoạt giá cả dầu mỏ. Tổ chức này có tên gọi tắt là

  1. ASEAN
  2. UNDP
  3. OPEC                         
  4. UNICEF

Câu 4: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

  1. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
  2. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
  3. Có vị trí chiến lược về kinh tế- chính trị
  4. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Câu 5: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục

  1. Châu Á-châu Âu- châu Phi
  2. Châu Á-châu Âu- châu Mĩ
  3. Châu Á-châu Phi-châu Mĩ
  4. Châu Á-châu Âu- châu Đại Dương.

Câu 6: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là

  1. Núi và cao nguyên
  2. Đồng bằng
  3. Đồng bằng và bán bình nguyên
  4. Đồi núi

Câu 7: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là

  1. Khí hậu gió mùa
  2. Khí hậu hải dương
  3. Khí hậu lục địa
  4. Khí hậu xích đạo

Câu 8: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là

  1. Than đá
  2. Vàng
  3. Kim cương
  4. Dầu mỏ

Câu 9: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo

  1. Hồi giáo                 
  2. Ki-tô giáo
  3. Phật giáo
  4. Ấn Độ giáo

Câu 10: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á?

  1. Khai thác và chế biến than đá
  2. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
  3. Công nghiệp điện tử-tin học
  4. Công nghiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ

Câu 11: Đặc điểm chính trị của khu vực Tây Nam Á

  1. Tình hình chính trị rất ổn định
  2. Các nước có nền chính trị hòa bình, và hợp tác với nhau về nhiều mặt
  3. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra.
  4. Các nước vẫn là thuộc địa.

Câu 12: Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ

  1. Văn minh Ấn-Hằng.
  2. Văn minh Lưỡng Hà-Ả-rập.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 13: Hầu hết lãnh thổ Tây Nam Á chủ yếu thuộc đới khí hậu

  1. Nóng và cận nhiệt
  2. Cận nhiệt và ôn hòa
  3. C. Ôn hòa và lạnh
  4. Tất cả đều sai

Câu 14: Dựa vào hình 9.1 cho biết Tây Nam Á tiếp giáp với các biển nào?

  1. Ả-rập, biển Đỏ.
  2. Địa Trung Hải, biển Đen.
  3. Biển Ca-xpi
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Vị trí của khu vực Tây Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vì

  1. Nằm ở ngã ba châu lục Á, Âu, Phi
  2. Tiếp giáp với nhiều vịnh, biển.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 16: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới?

  1. 50%.
  2. 55%
  3. 60%
  4. 65%

Câu 17: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có diện tích lớn nhất và có nhiều dầu mỏ nhất?

  1. -rập Xê-út                       
  2. I-rắc.
  3. I-ran.
  4. Cô-oét.

Câu 18: Kênh đào nào ở Tây Nam Á rút ngắn con đường giao thông hàng hải quốc tế giữa châu Á và châu Âu?

  1. Kênh Pa-na-ma.
  2. Kênh Xuy-ê.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây cho thấy tầm quan trọng của các quốc gia Tây Nam Á đối với nền kinh tế thế giới?

  1. Vị trí địa chính trị quan trọng.
  2. Nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
  3. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
  4. Nền kinh tế phát triển nhanh.

Câu 20: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  1. Dân số tăng nhanh.
  2. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
  3. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
  4. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Câu 21: Ảnh hưởng lớn nhất do bất ổn định về chính trị ở Tây Nam Á gây ra đối với các nước là

  1. phát triển kinh tế và đời sống người dân.
  2. sản xuất dầu mỏ và khí đốt.
  3. sản xuất nông nghiệp.
  4. hòa bình và an ninh trong khu vực.

Câu 22: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?

  1. địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió.
  2. có gió tín phong thổi quanh năm.
  3. vị trí không tiếp giáp biển.
  4. có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á?

  1. Khí hậu khô hạn quanh năm.
  2. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật.
  3. Lượng mưa trung bình năm thấp.
  4. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp.

Câu 24: Dân cư Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, thung lũng có mưa, gần các nguồn nước vì

  1. khí hậu Tây Nam Á khô hạn, đặc biệt vùng nội địa.
  2. vùng ven biển và thung lũng mưa có nguồn tài nguyên giàu có.
  3. người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
  4. nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

Câu 25: Ảnh hướng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á là

  1. ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống.
  2. tạo nên sự đa dạng địa hình.
  3. tạo nên cảnh quan núi cao.
  4. cung cấp phù sa cho các con sông ở đây.

---------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về đặc điểm địa lý, khoáng sản và khí hậu của khu vực Tây Nam Á..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 8, Giải VBT Địa Lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải SBT Địa lí 8, Lý thuyết Địa lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
9 6.640
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 8

    Xem thêm