Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 4

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống

Câu 1: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng Chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 2: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là

A. Đã qua đào tạo

B. Lao động trình độ cao

C. Lao động đơn giản

D. Tất cả chưa qua đào tạo.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là

A. Nguồn lao động tăng nhanh

B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít

C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Trong giai đoạn 1989 -2003, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào

A. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp

B. Công nghiệp Xây dựng

C. Dịch vụ

D. Cả 3 ngành trên

Câu 6: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ

B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ

C. Giảm tỷ trọng trong tất cả các ngành

D. Tăng tỷ trọng trong tất cả các ngành

Câu 7: Để giải quyết vấn đề việc làm, cần có biện pháp gì?

A. Phân bố lại dân cư và lao động

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn

C. Đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người

A. Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động

B. Chưa đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động

C. Chưa đến tuổi lao động và số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 9: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Dịch vụ

D. Cả ba lĩnh vực bằng nhau

Câu 10: Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp

A. Các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

B. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

C. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất

D. Tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

Câu 11: Tại sao nguồn lao động dư thừa mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động?

A. Số lượng nhà máy tăng nhanh

B. Nguồn lao động tăng chưa kịp

C. Nguồn lao động nhập cư nhiều

D. Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu.

Câu 12: Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, thu nhập của các lao động ngày càng

A. Ngang bằng nhau

B. Thu hẹp dần khoảng cách

C. Ngày càng chênh lệch

D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

A. Dưới tuổi lao động (đã có khả năng lao động)

B. Trong tuổi lao động (có khả năng lao động)

C. Quá tuổi lao động (vẫn còn khả năng lao động)

D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 15: Thế mạnh của lao động Việt Nam là

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm

A. 0,5 triệu lao động

B. 0.7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động

D. Gần hai triệu lao động

Câu 17: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật

Câu 18: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Câu 19: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Câu 20: Cho biểu đồ

trắc nghiệm địa lý 9

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị

Câu 21: Cho biểu đồ

trắc nghiệm địa lý 9

Nhận định nào sau đây không đúng

A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nhỏ hơn không qua đào tạo.

---------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải Vở BT Địa Lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Lý thuyết Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 9

    Xem thêm