Câu 1: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây?
A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình.
B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người.C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức.
D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai.
Câu 2: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
A. Giáo dục, thuyết phục, răn đe
B. Giáo dục, nhắc nhở, răn đe.
C. Giáo dục, nhắc nhở, lên án
D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ.Câu 3: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?
A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
C. Được mọi người yêu quý, kính trọng
D. Cả A, B, C.Câu 4: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người
A. Sống thiếu đạo đức
B. Sống có đạo đức.C. Tuân theo pháp luật
D. Vi phạm pháp luật.
Câu 5: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc?
A. Cố gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình.
B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn.
C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ.
D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Câu 6: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.B. Sống có đạo đức.
C. Sống có văn hóa.
D. Sống có trách nhiệm.
Câu 7: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?
A. Vi phạm pháp luật.B. Thi hành pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?
A. Nói tục, chửi bậyB. Vứt rác đúng nơi quy định
C. Nhường nhịn các em nhỏ
D. Lễ phép với ông bà, cha mẹCâu 9: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?
A. Sống có đạo đức.B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
Câu 10: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục.B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
C. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế.
D. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt.
Câu 11: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?
A. Dắt cụ già qua đường
B. Bắt nạt các em nhỏ.C. Chặt phá rừng bừa bãi
D. Gây gổ đánh nhau với các bạn.
Câu 12: Người tuân theo pháp luật là người
A. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
B. Tham gia các hoạt động từ thiện.
C. Chấp hành lệnh gọi nhập ngũD. Nhặt được của rơi trả lại người mất.
Câu 13: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.
B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.
C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nướcD. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa.
Câu 14: Tuân theo pháp luật là
A. Can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yêu thế.
B. Không làm bất cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật.
C. Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.D. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 15: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?
A. Nói dối bố mẹ.
B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.Câu 16: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?
A. Tuân theo pháp luật.B. Pháp luật.
C. Sống có đạo đức.
D. Đạo đức.
Câu 17: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?
A. Sống có đạo đức.B. Sống có trách nhiệm.
C. Sống có kỉ luật.
D. Sống có ý thức.
Câu 18: Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?
A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức.
B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật.C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay.
D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức.
Câu 19: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?
A. Sống có đạo đức.B. Sống có kỉ luật.
C. Đạo đức.
D. Pháp luật.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?
A. Tham nhũng
B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
C. Đi xe máy vượt đèn đỏ
D. Người tâm thần gây án.Câu 21: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?
A. Sống có đạo đức.B. Sống có kỉ luật.
C. Sống có trách nhiệm.
D. Sống có văn hóa.
Câu 22: Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?
A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.
B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-----------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về vai trò, mục đích của việc tuân theo pháp luật và sống có đạo đức của công dân...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 ngắn nhất, Giải SBT GDCD 9, Lý thuyết Giáo dục công dân 9, Tài liệu học tập lớp 9