Trắc nghiệm môn GDCD 9 bài 5

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học GDCD lớp 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD 9 bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu 1: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Câu 2: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 3: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là

A. Bình đẳng cùng có lợi.

B. Xung đột vũ trang.

C. Tình bạn bè, đồng chí, anh em.

D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 4: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 5: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 6: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ.

A. Đối tác kinh tế

B. Bạn bè thân thiện.

C. Đối đầu thay đối thoại

D. Mâu thuẫn, xung đột.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài

B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

C. Tôn trọng nên văn hoá của các dân tộc.

D. Tham gia cuộc viết thư UPU do nhà trường phát động

Câu 8: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?

A. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.

B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.

C. Gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.

Câu 9: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích

A. Thêm bạn, bớt thù.

B. Để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.

C. Cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

D. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

A. Bình đẳng và cùng có lợi.

B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Câu 11: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm

A. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.

C. Thể hiện sự tự hào về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

D. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.

Câu 12: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Câu 13: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp?

A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Trung. C. Tiếng Việt. D. Tiếng Anh.

Câu 14: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần

A. Chạy đua vũ trang để bảo vệ hòa bình

B. Dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

D. Giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu.

Câu 15: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Câu 16: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945. B. 28/5/1945. C. 27/9/1945. D. 28/8/1945.

Câu 17: Để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế, chúng ta cần tránh việc làm nào dưới đây?

A. Bàn luận xì xào khi gặp người da đen.

B. Chào hỏi thân thiện khi gặp du khách nước ngoài.

C. Tham gia giao lưu văn hoá với thiếu nhi quốc tế.

D. Nhiệt tình chỉ đường cho khách quốc tế khi được hỏi.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?

A. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.

C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.

D. Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh.

Câu 19: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa

A. Những nước láng giềng.

B. Nước này với nước khác.

C. Các nước đang phát triển.

D. Tôn giáo này với tôn giáo khác.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày?

A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

B. Thân thiện, hòa đồng với các bạn trong lớp.

C. Tôn trọng và ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.

D. Tham gia các hoạt động giao lưu do nhà trường tổ chức.

Câu 21: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 22: Đề thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày, học sinh cần

A. Chỉ chơi thân với một nhóm bạn có cùng sở thích.

B. Hòa đồng, thân thiện với tất cả các bạn trong lớp.

C. Không chơi thân với bất cứ ai để tránh mâu thuẫn.

D. Bao che khi các bạn trong lớp mắc khuyết điểm.

Câu 23: Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ

A. Đồng tình với việc làm của H.

B. Cùng H tìm cách giúp đỡ du khách nước ngoài.

C. Đi nhanh về nhà, kế với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến.

D. Mắng nhóm người kia và yêu cầu họ dừng việc làm đó lại.

Câu 24: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Vụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Câu 25: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?

A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.

B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ

C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài

D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về mối quan hệ, tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nước trên thế giới..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 ngắn nhất, Soạn GDCD 9 VNEN, Giải SBT GDCD 9, Lý thuyết Giáo dục công dân 9, Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
7 4.571
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm GDCD 9

    Xem thêm