Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Bài 1: Hãy nêu một số biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

Trả lời

Một số biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

  • Chăm sóc ông bà lúc ốm đau
  • Tham gia tích cực công việc của lớp
  • giúp đỡ bố mẹ công việc nhà
  • không đua xe máy
  • không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán chất nguy hiểm

Bài 2: Giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời

Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật.

Người có đạo đức thì mới biết tự nguyện thực iện những quy định của pháp luật.

Bài 3: Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

Trả lời

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người,

cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng.

Bài 4: Hãy trình bày trách nhiệm của thanh niên học sinh trong trong việc rèn luyện để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Trả lời

Trách nhiệm của công dân - học sinh:

  • Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật.
  • Học tập tốt, lao động tốt

Bài 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức?

  1. Thờ ơ trước khó khăn của người khác
  2. Chế giễu người khuyết tật
  3. Tham gia các hoạt động từ thiện
  4. Nhận tiền hối lộ của người khác

Bài 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật?

  1. Lạm dụng sức lao động của trẻ em.
  2. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước
  3. Lấy của công làm của riêng
  4. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Bài 7: Theo em, những hành vi nào dưới đây vừa là hành vi đạo đức, vừa là hành vi tuân theo pháp luật?

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ, ông bà.

B. Giúp đỡ người già, em nhỏ.

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.

D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

E. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh

G. Nhặt được của rơi, đem trả người mấtỂ

H. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Trả lời

Bài 5: C

Bài 6: B

Bài 7: A, C, E, G

Bài 8: Thầy Đinh Trí, Hiệu tnrởng trường Dân tộc nội trú huyện Sỡn Hà (tinh Quảng Ngãi) vừa tự nguyện hiến 75 ha đất rừng trong tổng số 100 ha đất rừng gia đình mình đã bỏ vốn khai hoang, trồng rừng từ nhiều năm nay ở xã Sơn Thượng, trị giá hàng trăm triệu đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Ngoài ra thầy Đinh Trí còn vận động 50 cán bộ, giáo viên của trường chuyển nhượng hàng chục hecta đất cho người nghèo đế sản xuất, cải thiện cuộc sốngẽ Huyện uỷ Son Hà đã chọn gương điển hình của thầy giáo Đinh Trí để triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Câu hỏi:

Hãy nêu nhận xét và cảm nghĩ của em về việc làm của thầy giáo Đinh Trí?

Trả lời

Việc làm của thầy giáo Đinh Trí rất đẹp, cần được nhân rộng. Thầy có tấm lòng cao cả, không vụ lợi cá nhân. Thầy sổng rất có đạo đức và lẽ phải. Hết lòng vì Đảng, vì dân, xứng đáng với danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bài 9: Bà Lý có cửa hàng bán xe máy ở một thành phố. Công việc làm ăn đang phát đạt thì không may bà bị bệnh phải lên TP. Hồ Chí Minh chữa trị. Bà giao lại việc kinh doanh cửa hàng cho vợ chồng người con trai đầu. Anh ta đề nghị bà chuyển quyền sở hữu nhà, sang tên cửa hàng để tiện việc vay vốn ngân hàng. Nhưng khi vừa được sang tên, vợ chồng người con trai đã thế chấp nhà để lấy tiền tiêu xài. Anh ta còn nghe vợ xúi giục ngược đãi mẹ, thường xuyên chửi mắng, đánh đập bà, có lần anh ta đánh bà bị thương phải đi bệnh viện. Chính quyền địa phương đã nhiều lần can thiệp, giáo dục và xử phạt hành chính, nhưng anh ta không những không sửa đổi mà ngày càng ngược đãi mẹ hơn, rồi tuyên bố đuổi bà ra khỏi nhà với lí do bà không còn là chủ sở hữu ngôi nhà nữa.

Câu hỏi.

1/ Việc làm của người con trai có vi phạm đạo đức không? Vì sao?

2/ Vỉệc làm đó có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm pháp luật gì?

3/ Em có suy nghĩ gì qua trường hợp trên?

Trả lời

1/ Việc làm của người con trai là vi phạm đạo đức vì là con mà đối xử tệ bạc với mẹ, đi ngược lại truyền thống đạo đức của dân tộc.

2/ Việc làm của anh ta cũng đồng thời vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình, vì pháp luật nước ta quy định con có nghĩa vụ vâng lời, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ già yếu ; nghiêm cấm ngược đãi cha mẹ. Nếu anh ta đánh mẹ gây thương tích thì đã vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.

3/ Qua trường hợp trên chúng ta cần rút ra bài học về việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ

Bài 10: Lâm là một học sinh lớp 9 lười học và vô kỉ luật. Ở lớp, Lâm hay nói chuyện riêng, làm mất trật tự trong giờ học. Khi thầy cô giáo nhắc nhở, Lâm hay cãi lại và có những lời lẽ, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo. Các bạn góp ý thì Lâm phản ứng lại và cho rằng các bạn thành kiến với mình. Lâm ngày càng xa rời tập thể lớp. Trong một lần trốn tiết đi chơi lang thang, Lâm gặp 3 người thanh niên, 3 người này làm quen với Lâm, rủ Lâm đi chơi xa với họ. Đang không muốn học, Lâm liền nhận lời đi theo họ. Thực chất 3 thanh niên này là một nhóm trộm cắp, họ rủ rê Lâm tham gia các “phi vụ” cùng họ. Thế là từ một học sinh, Lâm trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp.

Câu hỏi:

1/ Vì sao Lâm đang là một học sinh lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp?

2/ Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện như thế nào?

3/ Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không? Vì sao?

Trả lời

1/ Lâm trở nên hư hỏng là do không nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo và cha mẹ, không làm tròn bổn phận của người học sinh, người con trong gia đình, xa rời tập thể.

2/ Lâm từ chỗ vi phạm đạo đức đi đến chỗ vi phạm pháp luật. Trường hợp của Lâm cho thấy con người nếu sống không có đạo đức thì cũng dễ dẫn tới chỗ vi phạm pháp luật và ngược lại. Họ coi thường những chuẩn mực đạo đức và pháp luật, có lối sống buông thả và lối sống đó dễ dẫn con người tới những sai lầm, sa ngã.

3/ Hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo là hành vi thiếu đạo đức và vi phạm pháp luật, vì đó là một trong những điểu học sinh không được làm theo quy định của Luật Giáo dục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 9

    Xem thêm