Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 8: Năng động, sáng tạo

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Bài 1: Em hiểu thế nào là hôn nhân?

Trả lời

Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Bài 2: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản nào?

Trả lời

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:

  • Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  • Hôn nhân giữa công dân việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo,giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
  • SVợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

Bài 3: Pháp luật nước ta quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

Trả lời

Pháp luật nước ta quy định:

* Kết hôn:

  • Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
  • Không vi phạm những điều pháp luật cấm
  • Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.

* Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:

  • Bình đẳng có quyền và gnhĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
  • Tôn trọng danh dự nhân phẩm nghề nghiệp của nhau.

Bài 4: Việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời

Tác hại của việc kết hôn sớm:

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe, việc học của bản thân.
  • Ảnh hướng nòi giống dân tộc.
  • Không thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ chồng, cha mẹ trong gia đình ...

Bài 5: Kết hôn đúng pháp luật là?

  1. Việc kết hôn được gia đình hai bên đồng ý và tổ chức lễ kết hôn tại gia đình
  2. Việc kết hôn do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định và đăng kí tại uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
  3. Việc kết hôn được hai bên nam nữ nhất trí và tổ chức kểt hôn tại gia đình.
  4. Việc kết hôn được Nhà thờ cho phép và tổ chức lễ kết hôn tại nhà thờ.

Bài 6: Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật vê hôn nhân và gia đình là

  1. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên
  2. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
  3. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
  4. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

Bài 7: Để xây dựng gia đình hạnh phúc, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở.

  1. Tình yêu chân chính và sự tự nguyện của hai bên nam, nữ.
  2. Do cha, mẹ hai bên lựa chọn và quyết định.
  3. Sự môn đăng hộ đối (tương đồng về địa vị và tài sản) của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
  4. Chung sống trước khi cưới (sống thử) và rút ra kinh nghiệm.

Bài 8: Tảo hôn là

  1. Việc kết hôn với người bằng tuổi
  2. Việc kết hôn với người ít tuổi hơn
  3. C. Việc kết hôn với người cùng giới
  4. Việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hồn theo quy định của pháp luật.

Bài 9: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình là

  1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
  2. Trong gia đình chồng là người quyết định mọi việc.
  3. Trong gia đình chồng quyết định các việc lớn, vợ quyết định các việc vặt hàng ngày.
  4. Ai kiếm được nhiều tiền hơn, người đó có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.

Bài 10: Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, những người nào sau đây không được kết hôn với nhau?

  1. Công dân Việt Nam với người nước ngoài
  2. Những người theo các tôn giáo khác nhau
  3. Những người đang có vợ, chồng
  4. Những người thuộc các dân tộc khác nhau
  5. Những người cùng dòng máu về trực hệ
  6. Những người có họ trong phạm vi 5 đời

Trả lời

Bài 5: B

Bài 6: C

Bài 7: A

Bài 8: D

Bài 9: A

Bài 10: C, E

Bài 11: Lan và Tuấn yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ Lan nhất định không đồng ý vì cho rằng Tuấn ít tuổi hơn Lan, nếu lấy nhau sau này Lan sẽ già hơn chồng và sẽ không hạnh phúc. Lan và Tuấn giải thích mãi nhưng mẹ Lan vẫn không đồng ý. Theo bà, con cái phái nghe lời cha mẹ. Bà còn doạ sẽ từ con nếu Lan cứ làm theo ý mình.

Câu hỏi:

1/ Mẹ Lan có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn không? Vì sao?

2/ Lan và Tuấn có thể làm gì để thực hiện được ý nguyện của mình?

Trả lời

1/ Mẹ Lan không có quyền ngăn cản việc hôn nhân của con vì hôn nhân là do hai bên trai gái tự quyết định. Cha mẹ chỉ có quyền góp ý cho con trong việc chọn bạn đời.

2/ Lan và Tuấn nên giải thích, thuyết phục cha mẹ và nhờ những người có uy tín, các tổ chức ở địa phương góp ý để cha mẹ chấp thuận.

Bài 12: Anh K và chị H chưa đủ tuổi kết hôn nên không được đăng kí kết hôn. Thế nhưng, gia đình hai bên cứ quyết định tổ chức Lễ thành hôn cho anh chị, vì họ nghĩ trước sau gì thì hai anh chị cũng là vợ chồng của nhau. Sau Lễ thành hôn, anh K và chị H sống chung với nhau và mọi người đều thừa nhận họ là vợ chồng của nhau.

Câu hỏi

1/ Việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H có được coi là đúng pháp luật không ? Vì sao?

2/ Nếu muốn được là vợ chồng của nhau, anh K và chị H có cần phải đăng kí kết hôn khi đã đủ tuổi kết hôn hay không?

Trả lời

1/ Việc tổ chức lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H là trái pháp luật vì chưa có đăng kí kết hôn.

2/ Muốn là vợ chồng của nhau thì anh chị phải đăng kí kết hôn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 9

    Xem thêm