Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 10

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn độc giả bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Câu 1: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

  1. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
  2. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
  3. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
  4. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 2: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

  1. Đoàn kết tránh xung đột.
  2. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
  3. Hòa hảo thân thiện.
  4. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Câu 3: Cấm quân thời nhà Lý là

  1. Lực lượng chuyên việc tham gia lao động sản xuất để phát triển kinh tế đất nước.
  2. Quân được tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước bảo vệ vua và kinh thành.
  3. Quân bảo vệ kinh thành và các gia đình quan lại.
  4. Bộ phận phòng vệ các lộ, phủ hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi tập luyện.

Câu 4: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

  1. Dân binh, công binh
  2. Cấm quân, quân địa phương
  3. Cấm quân, công binh
  4. Dân binh, ngoại binh

Câu 5: Dưới thời nhà Lý có mấy đời vua, tồn tại bao lâu?

  1. 9 đời, 215 năm
  2. 10 đời, 200 năm
  3. 8 đời, 165 năm
  4. 7 đời, 200 năm

Câu 6: Quân đội nhà Lý gồm

  1. Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.
  2. Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước, thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “
  3. Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.
  4. A, B, C

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

  1. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
  2. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành
  3. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
  4. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm

Câu 8: Lý Thái Tổ trị vì từ năm

  1. 1009-1029
  2. 1009-1028
  3. 1010-1028
  4. 1009-1030

Câu 9: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  1. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
  2. Gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi.
  3. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
  4. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 10: Thế nào là chính sách "ngụ binh ư nông"?

  1. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động
  2. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động
  3. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động
  4. Cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất

Câu 11: Lý Thái Tông trị vì từ năm

  1. 1028-1054
  2. 1028-1055
  3. 1029-1054
  4. 1029-1055

Câu 12: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

  1. Hòa hảo thân thiện.
  2. Đoàn kết tránh xung đột
  3. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  4. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Câu 13: Cấm quân là

  1. Quân phòng vệ biên giới.
  2. Quân phòng vệ các lộ.
  3. Quân phòng vệ các phủ.
  4. Quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu 14: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?

  1. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
  2. Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó làm kinh đô của nhà Đinh - Tiền Lê
  3. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
  4. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài

Câu 15:Chính sách nổi bật của nhà Lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số là

  1. Nhu viễn
  2. Tự trị
  3. Xây dựng vùng ảnh hưởng
  4. Sắc phong triều cống

Câu 16: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?

  1. Cuối năm 1009
  2. Đầu năm 1009
  3. Cuối năm 1010
  4. Đầu năm 1010

Câu 17: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

  1. Năm 1010. B. Năm 1045. C. Năm 1054. D. Năm 1075.

Câu 18: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là

  1. Cấm thành B. La thành C. Hoàng thành D. Vi thành

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý và lý do rời đô tới thành Thăng Long của Lý Công Uẩn...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 7

    Xem thêm