Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước theo CV 5512

Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước được trình bày rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh biết được các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước như dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, chia lại đất nước về mặt hành chính.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước: dời đô về Thăng Long, đặt tên nước “Đại Việt”, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng luật pháp chặt chẽ, quân đội vững mạnh...

2. Thái độ

- Giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân.

- Giáo dục học sinh hiểu pháp luật nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kĩ năng

-Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý)

-Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

6. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho HS quan sát các tranh ảnh sau:

Nhìn vào hình em hãy cho biết địa điểm trên thuộc thành phố nào của nước ta? (Hà Nội)

-GV dẫn dắt HS đi vào bài học…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Sự thành lập nhà Lý

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long, tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?

-HS đọc phần chữ nhỏ SGK

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long?

-HS đọc phần chữ nhỏ SGK

? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Năm 1005, Lê Hoàn mất → Lê Long Đỉnh nối ngôi → Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất → triều Lê chấm dứt → Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua.→ Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.

- 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

- Sơ đồ tổ chức chính quyền.

Hoạt động 2 : Luật pháp và quân đội

-Mục tiêu: Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

- PTTH : Cá nhân, nhóm

- Thời gian: phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư?

? Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì?

? Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận?

? Nhà Lý ban hành chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

? Em có nhận xét gì về các chủ trương trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Luật pháp và quân đội.

-Luật pháp: 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

*Nội dung:

+Bảo vệ vua và cung điện.

+Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân

+Nghiêm cấm giết mổ trâu, bò.

+Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

+Xử phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội.

-Quân đội:

+Gồm có quân bộ và quân thủy.

+chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương.

-Chính sách đối nội, đối ngoại:

+ Đối nội: Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc; trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

+ Đối ngoại: Giữ quan hệ với bình thường nhà Tống và Cham Pa.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+HS xác định biết được nhà Lý được thành lập ntn, bộ máy nhà nước ra sao? Tình hình luật pháp, quân đội, đối ngoại, đối nội được tổ chức ntn?

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục tiêu: HS trình bày được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ ntn? Việc tấn công phòng vệ đó có ý nghĩa ra sao?

Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

  • Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng việc dời đô về Thăng Long.
  • Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội, những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

2. Thái độ:

  • Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
  • Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

3. Kỹ năng:

  • Rèn luyện cho HS kỹ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

  • Giáo án.
  • Sưu tầm một số tranh ảnh bổ sung cho bài học.

2. Học sinh:

  • Học bài cũ theo hướng dẫn và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền nhà Lý.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1………………………………………………; 7A2………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

- Em hãy chọn câu đúng sau đây:

Thời Tiền Lê, các nhà sư được trọng dụng vì:

a. Đạo phật được truyền bá rộng rãi hơn trước.

b. Phần lớn người có học là các nhà sư.

c. Giáo dục chưa phát triển.

d. Các câu a,b,c đúng.

- Em hãy cho biết công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Quyền?

3. Giới thiệu bài: (1/)

Như chúng ta đã biết, năm 979 Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà Tiền Lê. Trải qua quá trình xây dựng, nhà tiền Lê đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng sau khi Lê Hoàn qua đời, nội bộ triều đình đã có những thay đổi gì, nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào? → bài hôm nay.

3. Bài mới: (32/)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự thành lập nhà Lý. (18/)

GV tóm tắt: năm 1005 Lê Hoàn mất → năm 1009 Lê Long Đĩnh làm vua → Lê Long Đĩnh gàn rở, dâm đãng, tàn bạo → Lê Ngọa Triều.

? Đứng trước tình hình đó các nhà sư đã làm gì?

? Em biết gì về Lý Công Uẩn?

? Sau khi lên làm vua Lí Công Uẩn đã làm gì?

GV: Sử dụng lược đồ Việt Nam chỉ vị trí Thăng Long.

HS: Tìm hiểu vị trí, địa thế thuận lợi cho việc dời đô về Thăng Long.

? Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

HS: Vì kinh đô Hoa Lư xa và hẻo lánh, Đại La có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước.

HS: Đọc đoạn in nhỏ sgk

HS làm việc nhóm:(3 phút) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương thời Lý

? Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận?

GV phân tích: chế độ cha truyền con nối – khi một hoàng tử được chọn vua bắt người đó phải ra ngoài thành tìm hiểu đời sống nhân dân.

? Nhận xét về việc làm đó?

HS: Chính quyền nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền và nông dân, giữa vua với dân chưa xa lắm. Luôn quan tâm đến đời sống nhân dân và luôn coi dân là gốc rễ bền lâu của chính quyền.

? Tổ chức hành chính có gì khác thời Đinh tiền Lê?

1. Sự thành lập nhà Lý

a. Nhà Lý thành lập:

- Năm 1009 triều đình tôn Lý Công Uẩn lên làm vua (Lý Thái Tổ) nhà Lý thành lập.

- Năm 1010 đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (Thăng Long).

- Năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt.

b. Bộ máy chính quyền:

- Chính quyền trung ương

Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

- Các đơn vị hành chính

Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Hoạt động 2. Tìm hiểu về luật pháp và quân đội nhà Lý. (14/)

? Vì sao muốn giữ an ninh trong xã hội cần phải có luật pháp ?

HS: Vì nếu không có luật pháp thì xã hội không ổn định, không công bằng.

GV: nêu một số nét về nội dung của bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

? Cách tổ chức quân đội nhà Lý giống và khác như thế nào so với thời Tiền Lê ?

? Nhận xét về cách tổ chức quân đội nhà Lý ?

HS: Quân đội thời Lý được tổ chức chu đáo, quy củ, hùng mạnh

? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi và các nước láng giềng ?

HS: Để củng cố đoàn kết giữa các dân tộc. Vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và củng cố nền thống nhất quốc gia.

? Về đối ngoại nhà Lý thi hành chính sách gì?

2. Luật pháp và quân đội

a. Luật pháp:

- Năm 1042 ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Nội dung:

+ Bảo vệ vua, cung điện, của công và tài sản nhân dân

+ Cấm mổ trâu bò

+ Người phạm tội bị xử nghiêm

b. Quân đội:

- Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”

- Có quân bộ, thuỷ: kỷ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo.

c. Chính sách đối nội và đối ngoại:

- Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

- Giữ mối quan hệ bình thường với nhà Tống và Chăm Pa.

4. Củng cố: (5/)

* Trả lời các câu hỏi ngắn:

1. Nhà Lý do ai thành lập? vào thời gian nào?

2. Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long?

3. Tại sao nhà Lý lại giao những người thân cận những chức vụ quan trọng?

4. Quân đội nhà Lý có điểm giống và khác nhau như thế nào thời Tiền Lê?

* Hãy chọn những thông tin 1, 2,3, 4, 5 dưới đây điền vào chỗ trống cho phù hợp với tổ chức quân đội thời Lý:

1. Bảo vệ vua và kinh thành.

2. Canh phòng ở các lộ phủ

3. Hằng năm thay phiên nhau về quê sản xuất, luyện tập. Khi có chiến tranh, sẽ tham gia chiến đấu.

4. Tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh trong cả nước

5. Tuyển chọn những thanh niên trai tráng ở nông thôn → Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận :

- Cấm quân:...............................................................................................................................

- Quân địa phương.....................................................................................................................

5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)

- Học bài kết hợp vở ghi và sgk.

- Chuẩn bị bài 11 phần I. Đọc SGK và trả lời các câu hỏi:

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

2. Trước âm mưu xâm lược của Đại Việt nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?

3. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý trên đất Tống có ý nghĩa như thế nào?

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm