Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 2)

Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (Tiết 2) được trình bày chính xác, khoa học sẽ giúp các em học sinh biết được âm mưu xâm lượt của quân Mông Cổ. Ngoài ra, các em còn biết chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ. Hi vọng, giáo án này sẽ giúp ích cho thầy cô giáo trong việc mang đến một bài giảng hay, chất lượng cho các em học sinh.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lước ĐV lần thứ II của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần I. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn và với quyết tâm cao, quân dân ĐV đã giành thắng lợi vẻ vang .

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .

- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc ngoại xâm , niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước .

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua công tác chuẩn bị cảu nhà Trần trong cuốc kháng chiến chống quan Nguyên lần thứ hai.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về việc bảo vệ quốc phòng an ninh. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về việc bảo về tổ quốc ta hiện nay.

Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

Phương tiện: Tranh ảnh, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần nhất chống quân Nguyên lần hai, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai.

- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước .

- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ .

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Quân Mông Cổ xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?

- Em có suy nghĩ gì về cách đánh giặc của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là công tác chuẩn bị của nhà Trần chống quân Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động

- GV cho học sinh xem tranh

Em hãy cho biết 2 bức tranh này nói lên nội dung gì?

- Dự kiến sản phẩm: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng nói lên sự chuẩn bị của nhà Trần để đối phó với quân Nguyên.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau thất bại lần thứ nhất nhà Nguyên tiếp tục chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai và để chống lại cuộc kháng chiến này nhà Trần đã có sự chuẩn bị và cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.

- Mục tiêu: Hiểu và biết sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.

- PTTH: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì?

- Nhà Nguyên cho quân đánh Champa trước nhằm mục đích gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Cham Pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Nhà Nguyên cho quân đánh Cham Pa nhằm mục đích gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Sau khi thống trị toàn bộ Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Cham Pa và Đại Việt.

- 1283, tướng Toa Đô cho quân xâm lược Cham Pa nhưng chỉ chiếm được phần phía bắc Cham pa. Kế hoạch xâm lược Cham pa bước đầu phá sản.

Hoạt động 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Mục tiêu: Biết được công tác chuẩn bị của nhà Trần.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề,

- Phương tiện: Máy chiếu.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược ĐV, vua Trần đã làm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?

? Hội nghị này rất quan trọng, vì sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Hội nghị Bình Than: Bàn kế phá giặc

- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến.

- 1285 : Hội nghị Diên Hồng Ý chí tiêu diệt giặc của toàn dân ta

- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

- Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

Hoạt động 3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi

- Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai.

- Phương pháp: Thảo luận cá nhân, nhóm.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Nguyên lần hai.

- Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan đã làm gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

? Trận chiến này ta đạt được những kết quả gì?

? Nêu cách đánh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Diễn biến: (sgk)

b. Kết quả:

- Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn, nhà Trần cho quân tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi.

- Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước.

- Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước, Toa đô bị chém đầu.

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

  • Việc chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên chu đáo hơn lần một.
  • Những diễn biến chính về kháng chiến lần thứ 2 (năm 1285)

2. Thái độ:

  • Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.

3. Kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

  • Giáo án, Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên. (năm 1285).
  • Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

2. Học sinh:

  • Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học. Học bài theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1………………………………………………; 7A2………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

- Tường thuật cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258?

3. Giới thiệu bài: (1/)

Sau thất bại lần thứ nhất năm 1258, quân Mông Cổ không từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Vậy, trong lần này quân dân ta đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào ? → bài hôm nay.

4. Bài mới: (34/)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên. (7/)

? Sau khi thống trị hoàn toàn Trung Quốc, vua Mông Cổ đã làm gì?

? Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì ?

HS : Làm cầu nối thôn tính và xâm lược các nước phía nam Trung Quốc → cho quân đánh Champa trước.

GV: sử dụng lược để chỉ vị trí của vương quốc Champa và phân tích “kế hoạch gọng kìm” của nhà Nguyên.

? Để thực hiện âm mưu đó nhà Nguyên đã làm gì ? Kết quả của âm mưu đó ra sao?

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần cho cuộc kháng chiến lần II. (12/)

HS: đọc mục 2 Sgk.

? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?

HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 28 về Trần Quốc Toản.

GV: Đọc cho học sinh nghe một đọan trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “Ta thường đến bữa quên…. cam lòng”

? Hội nghị Diên hồng có tác dụng gì đến việc chuẩn bị kháng chiến?

HS: Cổ vũ tinh thần chiến đấu và ý chí kiên trung.

Học sinh thảo luận nhóm: Những sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân và dân ta ?

GV: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, các bô lão đồng thanh hô đánh, nhân dân thực hiện …

Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến. (15/)

GV: dùng lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên để tường thuật.

? Lực lượng giặc so với lần một như thế nào ? Lực lượng này nói lên điều gì?

HS: Gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng SGK trang 59 để thấy rõ tình hình khó khăn của cuộc kháng chiến.

GV: tiếp tục tường thuật về thế gọng kìm nhằm tiêu diệt đầu não của ta.

GV: nêu rõ sự thất bại của quân Nguyên (Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, để quân lính khiêng về nước)

HS: đọc bài thơ SGK trang 61.

HS: Tường thuật lại theo lược đồ

? Nhận xét về cách đánh giặc của nhà Trần?

GV: lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều…

Tích hợp giáo dục môi trường: đánh địch trên mọi địa hình, biết dựa vào dân, lợi dụng địa hình hiểm trở đánh giặc.

1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Sau khi thống trị Trung Quốc, vua Nguyên ráo riết xâm lược Cham-pa và Đại Việt.

- Năm 1283, Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân đánh vào Champa → bị thất bại

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Triệu tập hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn được cử làm Tổng chỉ huy. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần của quân sĩ.

- Năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp Hội nghị Diên Hồng.

- Tổ chức tập trận, chia quân đóng ở nơi hiểm yếu.

- Cả nước chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến

a. Diễn biến:

- Tháng 1 – 1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta.

- Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương). Giặc đến ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Đường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Hồng.

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, Thoát Hoan mở cuộc tấn công tạo thế “gọng kìm” hi vọng tiêu diệt chủ lực ta, bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5/ 1285 ta phản công, nhiều trận đánh lớn: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương…

b. Kết quả:

- Sau hơn 2 tháng, ta đã đánh bại 50 vạn quân Nguyên.

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)

5. Củng cố: (3/)

  • Khái quát lại bài học và nhấn mạnh nhận xét cách đánh giặc của nhà Trần.

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)

  • Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 61.
  • Chuẩn bị bài phần tiếp theo: Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm