Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến theo CV 5512

Giáo án Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến giúp cho học sinh biết được sự hình thành HPK ở Trung Quốc, những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc, những thành tựu về VH, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I/ Yêu cầu cần đạt:

1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được XHPK Trung Quốc được hình thành ntn? Thứ tự các triều đại, tổ chức bộ máy chính quyền đặc điểm KT, VH,....

2/ Thái độ: H/s thấy được TQ là một quốc gia PK lớn ở Châu á

3/ Kỹ năng:

- Biết lập bảng niên biểu thứ tự các triều đại TQ.

- Biết phân tích đánh giá thành tựu VH của mỗi triều đại

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

5. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

6. Phương tiện: Bản đồ TQ thời PK

- Tranh ảnh một số công trình kiến trúc TQ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án word, sách giáo khoa

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

Phong trào VH phục hưng diễn ra ntn? Kết quả? Tác dụng?

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-Thơ và Can-Vanh?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu được nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc thời phong kiến:

Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh. TQ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị thời phong kiến. Vậy bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1

Mục 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Mục tiêu: Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: Bản Trung Quốc

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Sự hình thành XHPK ở TQ như thế nào?

- GV hd h/s quan sát bản đồ CA.

- Sản xuất thời Xuân thu chiến quốc có gì tiến bộ?

- Phân tích tác dụng của công cụ bằng sắt?

- Những biến đổi về SX đã tác động đến XH ntn?

- Giải thích: Địa chủ?

- Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở xã hội TQ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

- Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN.

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.

- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

-> Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.

- Khuyến khích học sinh đọc bản niên biểu trang 15

Hoạt động 2

Mục 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

- Mục tiêu: Nắm được tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế của thời Tần – Hán.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Những biện pháp để củng cố chính quyền và phát triển KT thời Tần -Hán?

- ý nghĩa của những chính sách đó?

- GV giới thiệu cho hs vài nét của Tần Thủy Hoàng hậu quả của sự bạo ngược đó.

- Quan sát hình 8 nêu ý nghĩa của hình 8.

- Kể chuyện về xây dựng Vạn Lí Trường Thành

- Vua Hán đã có những chính sách gì để củng cố phát triển KT?

- Những chính sách đối ngoại của nhà Hán ntn? ý nghĩa của chính sách đó?

GV liên hệ với các triều đại phong kiến VN

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần - Hán

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Thời Tần: chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

+ Nhà Hán: chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược

c. Tình hình kinh tế.

- Thời Tần - Hán: ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang...

Hoạt động 3

Mục 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?

Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1+ 2: tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường ntn?

Nhóm 3+ 4: Chính sách đối ngoại thời Đường ntn?

Nhóm 5+ 6: Tình hình kinh tế thời Đường ra sao?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

a. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn, cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

b. Chính sách đối ngoại.

- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt…

c. Tình hình kinh tế.

- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân

- Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển.

-> Kinh tế phồn thịnh.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các triều đại phong kiến TQ mà các em đã được tìm hiểu.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách gì để cai trị đất nước?(H)

A. Chia đất nước thành quận, huyện để cai trị, thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.

B. Giảm tô thuế cho nhân dân và nông nô.

C. Chia đất nước thành các quận, huyện để dễ quản lí, khuyến khích nhân dân.

D. Chia đất nước thành các quận, huyện, cử quan lại trực tiếp quản lí.

Câu 2: Vì sao chế độ phong kiến nhà Tần lại bị sụp đổ?(B)

A. Vì Tần Thủy Hoàng chia đất nước thành quận huyện

B. Vì Tần Thủy Hoàng ăn chơi sa đọa

C. Vì Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, bóc lột nhân dân.

D. Vì Tần Thủy Hoàng bóc lột nhân dân.

Câu 3: Tại sao đến thời nhà Đường kinh tế ổn định và phát triển?(B)

A. Vì có bộ máy nhà nước được củng cố nền độc lập.

B. Vì có nhiều biện pháp để khai hoang, phát triển nông nghiệp.

C. Vì nhà nước ổn định và phát triển không ngừng

D. Vì kinh tế phát triển, xã hội được ổn định.

Câu 4. Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai giai cấp nào? (B)

A. Địa chủ, tá điền

B. Địa chủ, nông nô.

C. Quý tộc, nông dân

D. Quý tộc, nông nô

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện :

- Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.

- Bờ cõi được mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.

- Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.

→ Dưới nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Giáo án Lịch sử 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Hs nắm được:

  • Xã hội PKTQ được hình thành như thế nào.
  • Tên gọi và thứ tự các triều đại PKTQ.
  • Tổ chức bộ máy chính quyền.
  • Những đặc điểm kinh tế, văn hóa của XHPK TQ.

2. Kĩ năng:

  • Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại.
  • Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại.

3. Thái độ:

Thấy được TQ là một nước PK lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của LS VN.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên:

  • SGK, SGV, Bản đồ TQ thời PK.
  • Tranh ảnh: Vạn Lí Trường Thành, Cố cung, cung điện.

2. Học sinh: SGK, vẽ lược đồ Trung Quốc thời phong kiến, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học .

C. Hoạt động lên lớp:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

Phong trào cải cách tôn giáo và phong trào VHPH đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?

3. Bài mới:

GV giới thiệu bài: Là một quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực, thời kì phong kiến Trung Quốc ra đời sớm và kết thúc muộn.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm