Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 17

Giáo án Lịch sử 8 bài 17 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

Chương 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.

Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Nêu được quá trình Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ( 1858-1884).

Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

2. Năng lực

- Rèn luyện cho học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, khai thác các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học.

-Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

-Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Các phẩm chất

- Hiểu được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến,xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

- Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn.

- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, phiếu học tập.

- Lược đồ Việt Nam sau cải cách hành chính của Vua Minh Mạng.

- Lược đồ , sơ đồ thể hiện diễn biến quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của Nhân dân ta.

- Tranh ảnh lịch sử phục vụ cho bài giảng.

2. Học sinh:

- SGK.

- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh xem hình ảnh.

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về hình ảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình ảnh:

Giáo án Sử 7 KNTT

? Em biết gì về hai bức ảnh trên, sự kiện lịch sử nào được nhắc đến trong hai bức hình trên hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện lịch sử liên quan đến các bức hình đó?

Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Sang thế kỉ XIX tình hình Châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều biến động, trước sụ bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.Trong bối cảnh đó theo em Lịch sử Việt Nam sẽ chịu tác động và diễn ra theo chiều hướng nào? Nhà nước Phong kiến có đối sách như thế nào và nhân dân ta có thái dộ và hành động ra sao để đương đầu với những thử thách to lớn của lịch sử ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

a. Mục tiêu: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

b. Nội dung: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

* Mục tiêu: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

a.Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858-1862).

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

1. Nguyên nhân dẫn đến Pháp Xâm lược Việt Nam?

2. Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862?

3. Khai thác tư liệu 1, nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

1. Nguyên nhân dẫn đến Pháp Xâm lược Việt Nam:

Sang thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Trong bối cảnh đó, do Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên và nhân công nên cũng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn suy vong thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại bảo thủ đặc biệt là chính sách đối ngoại ở đầu thế kỉ XX, Pháp đang có âm mưu xâm lược nước ta thì nhà Nguyễn lại thi hành chính sách “bế quan toả cảng”, “cấm đạo giết đạo” tạo điều kiện cho Pháp lấy cớ để xâm lược. Từ khi Anh gạt Pháp khỏi Ấn Độ (1822) và thời kì đế chế II (1852) khi Na-pô-nê-ông III lên ngôi. Để thực hiện ý đồ xâm lược của mình Pháp sử dụng các phần tử công giáo phản động đi trước 1 bước.

- Sau nhiều lần khiêu khích lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô Pháp đem quân xâm lược VN.

2. Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.( Xác định vị trí TP Đà Nẵng trên bản đồ hành chính VN).

GV: Yêu cầu HS quan sát H17.1: Lực lượng liên quân có khoảng 3000 quân được bố trí trên 14 tàu chiến.Phần lớn những trang thiết bị và vũ khí của Pháp lúc đó đều là loại hiện đại nhất, sở dĩ quân Tây Ban Nha liên quân với quân Pháp tấn công xâm lược nước ta vì trong cuộc đua giành thuộc địa, nước này cũng nhắm tới lợi ích nếu chiếm được Việt Nam. Việc triều đình nhà Nguyễn đã giết hại hai giáo sĩ Tây Ban Nha được lấy làm cái cớ để quân Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việ Nam cùng với quân Pháp.

Yêu cầu HS quan sát hình ảnh:

- 1859 Thực dân Pháp kéo vào Gia Định. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Etpécrăng( hy vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861). Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã sáng tạo ra cách đánh pháo thuyền rất có hiệu quả làm cho thực dân Pháp lúng túng trên chiến trường . Nhiều nơi ở Nam Bộ đã lợi dụng cách đánh này.

10-12-1861 nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp

3.- Nguyên nhân:

nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc.

- Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.

+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.

+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

b.Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến

( 1862-1874).

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1b và hoàn thành phiếu học tập:

1.Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1862 đến năm 1874.( PHT)

Hành động của TD Pháp

Thái độ của triều đình nhà Nguyễn

Thái độ và hành động của nhân dân ta

2.Em hãy mô tả quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

1. Hoàn thành PHT:

Hành động của TD Pháp

Thái độ của triều đình nhà Nguyễn

Thái độ và hành động của nhân dân ta

- Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long

- Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Yêu cầu nhân dân bãi binh.

- Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.

- Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

- Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Kí hiệp ước Giáp Tuất

- Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

GV: Yêu cầu HS quan sát H17.3; 17,5,17.6 : em biết gì về những hình ảnh này?

Là chân dung các nhà yêu nước tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì giai đoạn 1859-1874.Họ là các thủ lĩnh tiêu biểu như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân hoặc là nhà thơ yêu nước dùng ngòi bút để lên án hoặc vạch trần những tội ác của giặc, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân như Nguyễn Đình Chiểu.

Quan sát hình ảnh 17.4 :

Sau khi triều đình nhà Nguyễn Kí hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý giao ba tỉnh miền đông Nam kì cho thực dân Pháp,Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải ngừng chiến đấu và giải tán nghĩa quân. Đứng trước sự bạc nhược của Triều đình, Trương Định càng thêm quyết tâm, kiên quyết chống lệnh và cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp tại Gò Công,nhờ lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình ông được nhân dân suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái.Lúc đó nghĩa quân theo ông đã có khoảng 6000 người và được nhân dân ủng hộ.

2.Mô tả quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định:

- H17.4 có nguồn là bức tranh lưu lại bảo tàng VN. Trương Định thường gọi là Trương Công Định sinh năm 1850, tại xã Tư Cung huyện Bình Sơn tình Quảng Ngãi. Ngay sau khi quân Pháp chiếm thành Gia Định (17/2/1859), ông đã đưa đội quân đến đóng tại Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính quy của triều Đình xung phong đánh giặc. Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân làm cho Pháp và TĐ lo sự. TĐ hạ lệnh bắt ông bãi binh, hai lần điều ông đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang và phú Yên. Khi nghe tin có sắc phong của TĐ, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân dân đã tập hợp xung quanh Trương Định, bày tỏ ý muốn cử Trương Định làm chủ soái giết giặc, cứu dân, cứu nước. Buổi lễ giản dị nhưng trang nghiêm, tại 1 vùng nông thôn ở Nam Bộ xưa, có 1 lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ Bình Tây Đại Nguyên Soái, đông đảo các tầng lớp nd có mặt, đại diện nhân dân trịnh trọng dâng kiếm lên cho Trương Định. Người đứng ở Trung Tâm bức tranh chính là Trương Định, ông giơ tay đón nhận thanh kiếm. Việc Trương Định kiên quyết phản đối sắc phong của Trương Định và đứng về phía nhân dân đã được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và gây kinh ngạc cho đại diện của Trương Định .

Trương Định đem quân về đóng ở Gò Công. Từ đay nghĩa quân có nhiều hoạt động gây cho địch những thiệt hại lớn.

- Qua bức tranh ta thấy rõ sự tín nhiệm của ND đối với Trương Đình và chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại Nguyên Soái, gây cho TDP nhiều thiệt hại.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến năm 1874.

* Nguyên nhân:

- Từ thế kỉ XIX các nước TB phương Tây đã đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên TN.

- Chế độ PK Việt Nam khủng hoảng suy yếu.

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.

a.Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858-1862).

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban mở cuộc tấn công Đà Nẵng.

+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu: “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định và đánh rộng ra.

+ Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

+ Thực dân Pháp để lại khoảng 1000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.

+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân xây dựng đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.

+ Ngày 24/02/1861 đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam Kì.

+ Quân triều đình kháng cự quyết liệt, nhưng không cản được giặc.Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

+ Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi,nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét pê răng ( Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo( 12/1861)

+ Cuối tháng 3 đại quân Pháp tiếp tục chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. +Triều đình nhà Nguyễn Kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (Tháng 6/1862)

b.Nhân dân Nam Kì tiếp tục kháng chiến ( 1862-1874).

+ Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc kì và Trung kì, ngăn cản phong trào kháng chiến của Nhân dân ở Nam kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược đó năm 1867,thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trung Trực,Trương Định…

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 17

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm