Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa theo CV 5512 (Tiết 2)

Giáo án Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa (Tiết 2) được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em học sinh biết thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có nhiều chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp các em học sinh dễ lĩnh hội kiến thức hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Xã hội có chuyển biến, các giai tầng trong xã hội .

-Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo văn hóa dân tộc cho HS.

- Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng, bảo vệ đất nước độc lập tự chủ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác…

-Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích tình hình văn hóa, giáo dục và xã hội thời Lý với các thời đại trước.

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

5. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

6. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

* Nhà Lý làm gì đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?.

* Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/ Tình huống xuất phát:

-Mục tiêu: Giáo viên cho học sinh quan sát các kênh hình ở sách giáo khoa, qua đó giúp các em khái quát được bức tranh xã hội, văn hóa, giáo dục ở thời Lý.

-Phương thức hoạt động: quan sát hình ảnh thấy được sự phát triển phong phú, độc đáo của văn hóa nước ta dưới thời Lý.

-Thời gian: 2 phút

-Tổ chức hoạt động: cá nhân

-Dự kiến sản phẩm: Học sinh quan sát hình ảnh, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.

Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó .

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Những thay đổi về mặt xã hội:

a.Mục tiêu: Biết được các tầng lớp xã hội thời Lý.Vẽ được sơ đồ phân hóa XH.

b. Phương thức: cá nhân/ nhóm (10 phút)

c. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

.Hoạt động nhóm:

.GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

-Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời Lý?

-Nêu đặc điểm của các tầng lớp? Tại sao tầng lớp địa chủ ngày càng đông?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Dự kiến sản phẩm

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Những thay đổi về mặt xã hội:

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị,một số quan lại. một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

-Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu.

-Thợ thủ công, thương nhân phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà Vua.

-Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

Hoạt động 2. Giáo dục và văn hóa:

Mục tiêu: HS quan sát kênh hình ở SGK nhận biết về những thành tựu văn hóa-nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc-VH Thăng Long.

Phương thức: Hoạt động cá nhân

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nêu những việc làm thể hiện nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục?

- Em có nhận xét gì về nền giáo dục Đại Việt?

- Nêu những dẫn chứng chứng tỏ dưới thời Lý đạo phật rất được coi trọng?

- Cho HS đọc SGK/48 chữ in nghiêng .

- Giới thiệu cho HS xem các công trình thời Lý H.24, H.25 SGK

- Kể những hoạt động văn hóa dân gian và những trò chơi dân gian mà nhân dân ưa thích ?Ngày nay các trò chơi nào còn tồn tại ?

- Kiến trúc và điêu khắc thời kì này như thế nào ?

- Kể tên những công trình có qui mô lớn và độc đáo?

_ GV cho HS quan sát hình rồng thời Lý và cho các em nhận xét .

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Giáo dục và văn hóa

- 1070 xây dựng Văn Miếu .

-1075 mở khoa thi đầu tiên .

-1076 mở Quốc tử Giám .

-Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

-Các Vua Lý rất tôn sùng đạo phật .

- Ca hát nhảy múa... kiến trúc điêu khắc rất phát triển.

-Văn hóa mang tính dân tộc (văn hóa Thăng Long)

3.3. Hoạt động luyện tập:

-Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành.

+HS xác định biết được các tầng lớp xã hội ở thời Lý, cũng như những thành tựu giáo dục,văn hóa và vai trò của đạo Phật dưới thời Lý như thế nào?

+HS nắm được nội dung bài học và vận dụng để làm bài tập.

-Phương thức tiến hành: thực hành.

-Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Câu hỏi: GV treo bảng phụ, câu hỏi TNKQ

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội thời Lý là:

A. thợ thủ công

B. nông dân

C. nông nô

D. thương nhân

Câu 2.Văn Miếu được xây dựng vào năm:

A. 1070

B. 1071

C. 1072

D. 1073

Câu 3. Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời:

A. Nhà Ngô

B. Nhà Đinh

C. Nhà Tiền Lê

D. Nhà Lý

Câu 4. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để:

A. Thờ Phật Tổ

B. Nơi dạy cho các con vua

C. Thờ Lão Tử

D. Lễ tế trời đất

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoàn cảnh sụp đổ của nhà Lý.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành.

+HS có thể viết báo cáo (cá nhân hoặc nhóm)

? Xã hội thời Lý có sự thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

  • Trình bày những chuyển biến về xã hội, văn hóa, giáo dục.
  • Một số thành tựu chính về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật thời Lý

2. Thái độ:

  • Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.

3. Kỹ năng:

  • Lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
  • Tập quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

  • Giáo án, tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Lý.
  • Sơ đồ các tầng lớp xã hội thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý

2. Học sinh:

  • Soạn và học bài theo hướng dẫn GV tiết học trước
  • Đọc SGK bài mới trả lời câu hỏi mực xanh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1………………………………………………; 7A2………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

  • Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
  • Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?

3. Giới thiệu bài: (1/)

Ở tiết học trước chúng ta đã biết được, nhờ những biện pháp tích cực mà nhà Lý đã tạo cơ sở cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh. Vậy, về xã hội thời Lý có những thay đổi gì, giáo dục và văn hoá đạt được những thành tựu nào? → bài hôm nay.

3. Bài mới: (34/)

Hoạt động của thầy và học

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi về mặt xã hội. (17/)

HS thảo luận nhóm: Hãy nêu các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý và đời sống của họ?

GV: treo sơ đồ các tầng lớp xã hội thời Đinh Tiền Lê và sơ đồ tầng lớp xã hội thời Lý.

HS: So với thời Đinh -Tiền Lê, về mặt xã hội thời Lý có gì thay đổi?

GV: Tầng lớp thống trị thời Đinh -Tiền Lê có một số nhà sư, thời Lý không có song lại có thêm một số địa chủ. Tầng lớp bị trị có thêm nông dân cày ruộng của địa chủ, một số phải đi cầu thực – khai hoang.

→ Sự phân hoá giàu nghèo đã tiến thêm một bước về khoảng cách song chưa sâu sắc…

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giáo dục và văn hóa. (17/)

GV: cho học sinh đọc đoạn đầu của mục 2 Sgk.

? Nhà Lý đã chăm lo phát triển giáo dục như thế nào?

GV giải thích: Quốc tử giám

GV nhấn mạnh: Chế độ khoa cử thời Lý mới chỉ là bước đầu, chưa có nề nếp, quy cũ chỉ khi nào cần tuyển chọn quan lại nhà nước mới mở khoa thi.

? Về văn hóa dưới thời Lý có đặc điểm gì nổi bật?

? Những chi tiết nào chứng tỏ đạo Phật phát triển mạnh?

HS: quan sát hình 24,25 Sgk → Mô tả theo tư liệu lịch sử lớp 7.

? Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc như thế nào?

GV: Cho học sinh quan sát hình 26 Sgk, rút ra nhận xét?

HS: Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như ngọn lửa?

? Từ những đặc điểm trên em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?

HS: Thể hiện sự khéo léo của nhân dân ta.

II. Sinh hoạt xã hội và văn hoá

1. Những thay dổi về mặt xã hội

+ Quan lại, hoàng tử công chúa, 1 số nông dân giàu -> Được cấp hoặc có ruộng -> Địa chủ

Làm ruộng làng xã

+ Nông dân → Nông dân thường

(18 tuổi trở lên)

Làm ruộng địa chủ

+ Nông dân không ruộng → Nông dân tá điền

+ Ngoài ra còn có tầng lớp nô tỳ.

→ sự phân biệt giai cấp đã sâu sắc hơn

2. Giáo dục và văn hoá

a. Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn miếu.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập.

b. Văn hóa:

- Văn học chữ Hán phát triển mạnh.

- Đạo Phật phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.

- Văn hóa dân gian đa dạng,có nhiều thể loại như: hát chèo, múa rối,đấu vật…

- Kiến trúc và điêu khắc: Có nhiều công trình lớn và độc đáo, trình độ tinh vi, thanh thoát.

=> Nghệ thuật đa dạng, linh hoạt, tạo nên nét văn hóa riêng biệt – văn hoá Thăng Long.

5. Củng cố: Khoanh tròn vào ý đúng: (3/)

1. Đặc điểm của giáo dục thời Lý

a. Chủ yếu dạy chữ Hán và một số sách nho

b. Dạy học bằng cả chữ Nôm

c. Thi cử đã có qui chế

d. Chỉ có con nhà giàu và quan lại mới được đi học e. Dạy cả kinh Phật và đạo giáo

2. Đặc điểm hình Rồng thời Lý:

a. Mình trơn uốn lượn uyển chuyển như ngọn lửa

b. To ở đầu, nhỏ dần về phía đuôi

c. Mình có vảy, thân mập có sừng lớn

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)

Tìm hiểu bài 13

  • Hoàn cảnh thành lập của nhà Trần, nhận xét về bộ máy nhà nước thời Trần.
  • Đặc điểm về luật pháp.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa theo CV 5512 (Tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm