Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu theo CV 5512

Giáo án Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu được thư viện giáo án điện tử VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Bài giáo án lịch Sử lớp 7 bài 3 này sẽ giúp học sinh nắm được nguyên nhân xuất hiện và nôi dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng, nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến XHPK châu Âu bấy giờ.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1/ Kiến thức

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

2/ Thái độ

- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là xã hội tư bản

- Thấy được phong trào Văn hóa Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hóa nhân loại.

3/ Kĩ năng: Phân tích những mâu thuẫn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Phân tích được tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu thời bây giờ.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

Phương tiện: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.

III. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và nêu hệ quả của các cuộc phát kiến đó đến xã hội châu Âu?

- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã diễn ra như thế nào?

3. Bài mới: Ngay trong lòng xã hội phong kiến, CNTB đã được hình thành, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên, họ lại không có vị trí xã hội thích hợp. Do đó giai cấp tư sản đã chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực …

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- GV giới thiệu bài mới:

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1

- Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm nội dung và ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục hưng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện:

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:

? Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hóa làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?

? Kể tên một số nhà văn hóa, khoa học mà em biết?

? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Phong trào Văn hóa Phục hưng.

a. Nguyên nhân.

- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội

b. Nội dung tư tưởng.

- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki-tô

- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật

c. Ý nghĩa:

-Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.

-Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại.

2. Hoạt động 2

- Mục tiêu: Trình bày được Phong trào cải cách tôn giáo.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Tivi, máy tính.

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?

? Diễn biến của phong phào cải cách tôn giáo?

? Trình bày nội dung tư tưởng cuộc cải cách của Lu thơ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2 / Phong trào cải cách tôn giáo.

a. Nguyên nhân:

Giáo hội bóc lột nhân nhân và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

b. Diễn biến:

- Cải cách của M.Lu-thơ (Đức)…

- Cải cách của Can-Vanh (Thuỵ Sĩ)…

c. Hệ quả:

Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo >< và xung đột với nhau => Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào văn hóa phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là

A. Đức.

B. Ý.

C. Pháp.

D. Anh.

Câu 2. Nguyên nhân của phong trào văn hóa Phục hưng là do

A. chế độ phong kiến kìm hãm giai cấp tư sản.

B. nhân dân căm ghét sự thống trị của chế độ phong kiến.

C. giai cấp tư sản mong muốn cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

D. Nhân dân muốn khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của xã hội thời Cổ đại.

Câu 3. Phong trào văn hóa Phục hưng đấu tranh bằng hình thức nào?

A. Vũ tráng

B. Chính trị.

C. Dùng các tác phẩm.

D. Dùng bạo lực.

Câu 4. Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn tới hệ quả gì?

A. Đạo Ki-tô bị thủ tiêu.

B. Đạo Ki-tô được phát triển hơn.

C. Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái.

D. Đạo Ki-tô cải cách thành tôn giáo mới.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu lúc bấy giờ?

Giáo án Lịch sử 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Hs nắm được:

  • Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.
  • Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK Châu Âu lúc bấy giờ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích cơ cấu g/c để chỉ ra >< thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp TS chống PK.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, của giai cấp TS.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu, tranh ảnh các thành tựu, danh nhân của thời văn hóa phục hưng.

2. Học sinh: SGK, vẽ lược đồ, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.

C. Hoạt động lên lớp:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

Quan hệ TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?

3. Bài mới:

Gv giới thiệu bài: Như vậy, ở bài trước ta thấy được sự ptriển ktế của g/c TS và ngay trong lòng XHPK đã hình thành quan hệ SXTBCN, g/c TS đã có thế lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị chính trị tương xứng, do đó họ đã đấu tranh chống lại chế độ PK và mũi tấn công đầu tiên là tấn công vào văn hóa và tôn giáo.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm