Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV theo CV 5512 (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 1) được trình bày khoa học sẽ giúp các em học sinh hiểu được tình hình kinh tế - xã hội cuối thời Trần, quan viên ăn chơi sa đọa không quan tâm đến sản xuất làm cho đời sống nhân dân khổ cực. Hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh dễ lĩnh hội kiến thức hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sự yếu kém của vua quan nhà Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước, tình hình kinh tế, xã hội các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra ngày càng rầm rộ
- Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần – nhà Hồ thành lập
- Nêu nội dung chính sách cải tổ của Hồ Quý Ly. Tác dụng của cải cách này.
2. Kỹ năng- phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử.
- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần, đời sống lam lũ bần cùng của nhân dân ta và những cuộc nổi dậy của nông dân và nô tì cuối thế kỉ XIV.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
Phương tiện
- Ti vi, Máy vi tính.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word .
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: trình bày những thành tựu văn hóa và KHKT của dân ta dưới thời trần?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là, Nền kinh tế và xã hội cuối thời Trần sau đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK từ vào nửa sau thế kỉ XIV
+ Em hãy cho biết nội dung đoạn sử liệu trên
+ Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả như vậy?
+ Vào nửa sau thế kỉ XIV, Vua Quan nhà Trần đã lao vào con đường ăn chơi như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
- Kinh tế xơ xác tiêu điều, nhân dân đói khổ, phiêu tán.
- Sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần
- Vương hầu, Quý tộc nhà chùa, địa chủ chiếm đoạt ruộng công, tăng thuế đinh
HS trả lời GV nhận xét và vào bài mới. Sự ăn chơi xa đọa của vua quan nhà Trần làm cho nhân dân đói khổ, họ vùng dậy đấu tranh chống lại nhà Trần đó là nội dung của bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: 1. Tình hình kinh tế.
- Mục tiêu: Tình hình KT nước ta đời sống nhân dân vào nửa sau TK XIV
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện: + Ti vi, Máy vi tính
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1. - Tìm hiểu tình hình kinh tế - Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận câu hỏi Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở? - Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta vào nửa sau thế kỉ XIV . Nhóm 3, 4: trình bày đời sống nhân dân ta vào nửa sau thế kỉ XIV..? Nhóm 5, 6: để bù lại sau những năm tháng chiến tranh họ phải chịu nhiều cực khổ hi sinh, mất mác Vương Hầu, Quý Tộc nhà Trần đã làm gì. Tại sao có tình trạng đó? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Tình hình kinh tế. + Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều, các công trình thuỷ lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ. + Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. |
Hoạt động 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
- Mục tiêu: Tình hình XH sau chiến tranh
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện
+ Ti vi, Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến SP |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2 SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Nhóm 1, 2: Trước tình hình đời sống nhân dân như vậy vua Quan nhà Trần đã làm gì? Nêu việc làm của Chu Văn An? Việc làm đó chứng tỏ điều gì? Nhóm 3, 4: Lợi dụng tình hình đó các thế lực bên ngoài đã làm gì? trình bày diễn biến các cuộc nổi dậy qua lược đồ Nhóm 5, 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Tình hình xã hội. + Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền... + Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước... Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe. + Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. + Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại. + Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong ba ngày. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị triều đình tập trung lực lượng đàn áp... |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
Củng cố:
Trắc nghiệm:
Câu 1: Vào nửa sau thế kỉ XIV sự ăn chơi của vua quan nhà Trần làm cho đê vỡ mấy lần?
A. 8 lần
B. 9 lần
C. 10 lần
D. 11 lần
Câu 2: Ruộng đất ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu
Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cản nửa rồi
4 câu thơ trên của ai?
A. Chu Văn An
B. Trần Dụ Tông
C. Nguyễn Phi Khanh
D. Trần Khánh Dư
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào đã kéo quân về đánh chiếm Thăng Long trong 3 ngày.
A. Phạm Sư Ôn
B. Nguyễn Nhữ Cái
C. Nguyễn Thanh
D. Ngô Đệ
Câu 4: Các cuộc KN của Nông dân nửa cuối TK XIV bị thất bại nói lên điều gì?
A. Tinh thần yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột.
C. Tinh thần đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
D. Tinh thần đấu tranh bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Nhận xét tình hình xã hội nhà trần cuối thế kỉ XIV.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
+ Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
+ Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước
+ Nhiều cuộc nổi dậy của nông dân bùng nổ
=> Tình hình xã hội bất ổn định
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Chuẩn bị bài mới
chuẩn bị mục II: Nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly.
- Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cải cách và tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly.
Giáo án Lịch sử 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lý và điều hành đất nước.
- Tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì).
2. Thái độ:
- Sự sa đọa, thối nát của các tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.
- Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét về các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, lược đồ “khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV”, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Trình bày một vài nét về tình hình văn hóa, giáo dục – khoa học kĩ thuật dưới thời Trần?
3. Giới thiệu bài: (1/)
Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy yếu. Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
4. Bài mới: (32/)
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt | |||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế thời Trần cuối thế kỉ XIV. (15/) HS: đọc mục 1 Sgk ? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỷ XIV như thế nào? Em hãy cho dẫn chứng cụ thể? HS: 9 lần vỡ đê, lụt lớn, có hơn 10 nạn đói lớn… ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? HS: (vua quan không quan tâm chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân …) ? Những việc làm trên của nhà Trần đã dẫn đến hậu quả gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV. (17/) ? Trước tình hình đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm gì? HS: đọc phần chữ in nghiêng “ Vua buông tuồng….suy được ” ? Việc vua quan ra sức ăn chơi đã dẫn đến hậu quả g ? GV giảng: Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần, không được vua chấp nhận, ông đã xin từ quan. ? Việc làm của Chu Văn An đã chứng tỏ điều gì HS: Là một vị quan thanh liêm, yêu nước thương dân hết mực… HS: đọc về Dương Nhật Lễ → Sự suy yếu của nhà Trần. ? Trước tình hình trong nước như vậy, đã dẫn đến điều gì? GV: dùng lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV để chỉ địa điểm của các cuộc khởi nghĩa. ? Trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân và nô tì? HS làm việc nhóm 4 phút: Lập bảng các cuộc khởi nghĩa của nông dân giữa thế kỉ XIV (theo mẫu trong phiếu học tập) ? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên ra sao? HS: Vì sao các cuộc khởi nghĩa trên bị thất bại? GV: (quân đội nhà Trần vẫn còn mạnh, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết, chưa đề ra được chiến lược, đường lối cụ thể…) ? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nô tì cuối thế kỷ XIV nói lên điều gì? HS: sự sụp đổ của nhà Trần là không tránh khỏi, triều đại khác sẽ lên thay thế, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện thời. | 1. Tình hình kinh tế - Từ thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều. - Công trình thủy lợi không còn được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. - Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho địa chủ. 2. Tình hình xã hội - Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa đọa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền… - Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước… Chu Văn An dâng sớ chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe. - Năm 1369, Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên thay tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khắp nơi. * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
=>Kết quả: Bị đàn áp và thất bại. |
5. Củng cố: (5/)
- Nhận xét vương triều Trần cuối thế kỉ XIV.
- Xác định trên lược đồ các địa danh diễn ra khởi nghĩa nông dân.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 77.
- Chuẩn bị bài phần tiếp theo: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV theo CV 5512 (Tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới