Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á theo CV 5512 (Tiếp theo)

Giáo án Lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiết 2) được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD & ĐT, nội dung chi tiết giúp các em học sinh biết tên gọi các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặt điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó. Ngoài ra, các em còn biết những giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử lớp 7 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Giúp hs nắm được các quốc gia PK ĐNA hiện nay gồm những nước nào? Tên gọi, vị trí địa lí của các nước khu vực ĐNA.

- Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.

2. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp với các nước trong khu vực.

3. Kỹ năng: HS biết tổng hợp những kiến thức trong bài.

Biết sử dụng bản đồ, lập biểu đồ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

5. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các BĐ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

6. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ ĐNÁ thế kỉ XIII - XV.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: 4 phút

? Khu vực ĐNÁ ngày nay bao gồm bao nhiêu nước? Hãy kể tên từng nước?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về các quốc gia phong kiến ĐNÁ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ ĐNÁ và trả lời câu hỏi sau

Nêu tên và xác định vị trí các nước Cam - pu – chia và Lào?

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được vị trí các nước đã nêu.

* Giới thiệu bài: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các quốc gia Cam - pu – chia và Lào đã có nhiều biến chuyển. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hai quốc gia này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 3. Vương quốc Cam-pu-chia.

- Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Cam-Pu-chia

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ khi thành lập đến 1863 lịch sử Cam-pu-chia chia thành mấy giai đoạn?

- Cư dân Cam-pu-chia do tộc người nào hình thành?

- Tại sao thời kỳ PT của Cam-pu-chia lại được gọi là thời kì Ăng co?

- Nêu các chính sách đối nội, đối ngoại của các vua thời ăng co?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

3. Vương quốc Cam-pu-chia.

a/ Từ TKI - VI: Nước Phù Nam.

b/ TK VI - IX: Nước Chân lạp

c/ TK IX - XV: Thời kì Ăng-co.

- Là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia :

+ Nông nghiệp phát triển.

+ Lãnh thổ mở rộng.

+ Văn hóa độc đáo, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.

d/ Từ TKXVI-1863: Thời kì suy yếu thực dân Pháp xâm lược biến Cam-pu-chia thành thuộc địa.

Hoạt động 2: 4. Vương quốc Lào

Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Người Thái là ai? Cuộc sống của họ ra sao?

- Nước Lan Xạng được thành lập trong hoàn cảnh nào?

- Nêu biểu hiện PT của nhà nước Lạn Xạng?

- Những chính sách đối nội, đối ngoại của Vương quốc Lạn Xạng?

- Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với công trình kiến trúc của các nước trong khu vực.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

4. Vương quốc Lào

- Trước TKXIII: người Lào Thương.

- Sau TKXIII: người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm

- Năm 1353: Nước Lạn Xạng được thành lập.

- TKXV-XVII: Thời kì thịnh vượng.

* Đối nội:

Chia đất nước thành các mường để cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy

* Đối ngoại:

Quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt.

- Kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

- TKXVIII-XIX: Suy yếu.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các quốc gia phong kiến ĐNÁ

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời trung đại?

A. Việt Nam

B. Lào

C. Cam - pu –chia

D. Thái Lan

Câu 2: Thời kì thịnh vượng của Lào thời phong kiến là (B)

A. thời kì Ăng – co

B. thời vương triều Mô- giô-pa- hít

C. thời vương quốc Pa – gan

D. vương quốc Lạn Xạng

Câu 3: Thời kì Ăng – co là thời kì thịnh vượng của nước nào?(B)

A. Việt Nam

B. Lào

C. Cam - pu –chia

D. Thái Lan

Câu 4: Cư dân Cam - pu –chia do tộc người nào hình thành (H)

A. Tộc người Khơ – me

B. Tộc người Ba – na

C. Tộc người Mường

D. Tộc người Thái

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam- pu – chia đến giữa thế kỉ XIX?

Câu 2: Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực?

- Thời gian: 7 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

Thời gian

Các giai đoạn lịch sử lớn

Thế kỉ VI – Thế kỉ IX

Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.

Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV

Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.

Thế kỉ XV - 1863

Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.

Năm 1863

Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.

Câu 2: Uy nghi đồ sộ, có kiến trúc nhiều tầng lớp, có một tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, không cầu kì, phức tạp như các công trình của Cam – pu – chia.

*GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu công trình kiến trúc tiêu biểu của Lào và cam chia

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến.

Giáo án Lịch sử lớp 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Hs nắm được những giai đoạn lịch sử của 2 quốc gia Lào, Cam-pu-chia.

2. Kỹ năng:

Lập được biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Cam-pu-chia.

3. Về tư tưởng

  • Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Cam-pu-chia.
  • Có ý thức giữ gìn tình cảm thân thiết giữa các quốc gia trên bán đảo Đông Dương.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ ĐNÁ, tranh ảnh các công trình kiến trúc, điêu khắc, các di sản văn hoá của Lào và Cam-pu-chia.

2. Học sinh: SGK, Vẽ bản đồ ĐNÁ, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.

C. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ? Trình bày sự phát triển của các quốc gia PK ĐNA?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong các nước ĐNA, những nước nào tiếp giáp với Việt Nam? Sau khi nắm được nét khái quát về khu vực ĐNA, ta sẽ đi vào tìm hiểu kĩ hơn 2 quốc gia anh em gắn bó mật thiết với VN trên bán đảo Đông Dương để tìm hiểu quá trình phát triển của Lào và Cam-pu-chia.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung kiến thức

Hoạt động cá nhân, cả lớp

Hs quan sát lược đồ h16, kết hợp tiết trước.

? Từ khi thành lập đến năm 1863, lịch sử CPC có thể chia thành mấy giai đoạn?

Ở CPC (S.Mê Công) thời tiền sử đã hình thành vương quốc Phù Nam.

? Vương quốc Chân lạp hình thành ntn ở CPC? (Người: Khơme thâm nhập hòa bình)

? Người Khơme đã làm gì?

? Giai đoạn phát triển của CPC là giai đoạn nào?

? Vì sao thời kì phát triển của CPC lại gọi là thời kì Ăng-co?

(kinh đô, có nhiều đền tháp - phát triển nhất)

? Các vua thời Ăng-co đã thi hành chính sách đối nội và đối ngoại ntn?

? Sự thịnh vượng của CPC thời Ăng-co được thể hiện ntn?

Quan sát h14: Miêu tả một vài nét về khu đền tháp Ăng -co Vát.

Gv: Ăngcovát là 1 khu đền 5 ngôi tháp cao, chạm khắc công phu, đỉnh cao nhất 63m, xung quanh là hệ thống hào nước rộng 200m, chu vi 5,5km, 2 bên bờ lát đá 18 bậc cao, lối đi lát đá, 2 bên chạm trổ tinh vi, có tượng điêu khắc tinh xảo → vẻ đẹp nghiêm trang, hùng vĩ.

? Sau thế kỷ XV, CPC phát triển ntn?

Hoạt động cá nhân, nhóm.

Hs tìm hiểu SGK.

? Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?

- Trước TK XIII, chỉ có người ĐNA cổ là người Thơng → người Lào Lùm.

? Trình bày sự hình thành vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) ở Lào?

* Thảo luận nhóm

? Nêu những chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Lạn Xạng? Chính sách đó tác động đến sự phát triển của Lào ntn?

Quan sát h15, mtả 1 vài nét về Thạt Luổng ở Lào

- Gv: “Thạt Luổng” (tháp lớn) xây dựng 1566 dưới thời vua Xêt-tha-thi-lạt, là công trình đồ sộ gồm 1 tháp lớn hình mâm rượu, đặt trên đế hoa sen, 12 cánh hoa, dưới là 1 bệ khổng lồ hình cầu tạo 4 mũi đáy vuông, mỗi cạnh dài 68m, được ốp 323 phiến đá, có 4 cổng dưới dạng miếu thờ. Tháp chính cao 45m, xung quanh có 30 pháp nhỏ, mỗi tháp đều khác 1 lời dạy của phật.

? Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống, khác với công trình kiến trúc của các nước trong khu vực. (Uy nghi, đồ sộ, nhiều tầng lớp, không cầu kì, phức tạp).

⇒ Như vậy sự thịnh vượng của Lào kéo dài đến nửa sau TK XVIII, Lạn Xạng suy yếu dần → cuối TK XIX là thuộc địa của Pháp.

- Liên hệ với VN, Cam-pu-chia – ASEAN.

3. Vương quốc Căm-pu-chia

- Thời tiền sử (TK I- TK VI): Nước Phù Nam.

- TK VI → IX: Người Khơ- me đến → Nước ChânLạp.

- TK IX- XV: Thời kỳ Ăng-co.

+ Đối nội: phát triển nông nghiệp, xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo.

+ Đối ngoại: mở rộng lãnh thổ.

+ Ăng- co Vát: Qui mô đồ sộ, kiến trúc độc đáo, có óc thẩm mỹ, trình độ kiến trúc cao.

- TK: XV- 1863 là thời kì suy thoái, TK XIX (1863) thuộc địa của Pháp.

4. Vương quốc Lào

- T K XIII: người Lào Thơng.

- Sau TK XIII: người Thái di cư (Lào Lùm).

- Năm 1353 nước Lạn Xạng.

- TK XV → XVII: phát triển thịnh vượng.

+ Chia đất nước thành các mường.

+ Xây dựng quân đội.

+ Quan hệ hòa hiếu với CPC, ĐV, kiên quyết chống xâm lược (3 lần thắng quân Miến Điện).

- Nửa sau thế kỷ XVIII- XIX: suy yếu (Xiêm xâm chiếm-> TK XIX Pháp xâm lược).

4. Củng cố: Gọi hs trình bày các giai đoạn chính của CPC và Lào.

Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào.

Lào

Cam-pu-chia

Hình thành

Phát triển thịnh vượng

Suy yếu- Bị TDP xâm lược

5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập SGK.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á theo CV 5512 (Tiếp theo) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm