Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII theo CV 5512

Giáo án Lịch sử 7 bài Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII được trình bày đầy đủ, khoa học, nhấn mạnh phần kiến thức trọng tâm sẽ giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh hiểu được sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở hai miền đất nước.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Trình bày được một cách tổng quát bức tranh kinh tế cả nước:

+ Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

+ Thủ công nghiệp phát triển : chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị.

2. Kỹ năng: So sánh sự phát triển chênh lệch nền kinh tế đất nước. Rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng nền kinh tế đất nước.

3. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...

PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....

PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…

II, CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: (Linh hoạt)

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:

- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: Nông nghiệp.

- Mục tiêu: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy.

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại có được sự phát triển như vậy.

(GV gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận).

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiệm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

- Mục tiêu: Thủ công nghiệp phát triển, chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị.

- Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân…)

- Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

1. Trình bày tình hình thủ công nghiệp nước ta TK XVI-XVIII và nhận xét...?

2. Trình bày tình hình buôn bán trong nước. Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta lại xuất hiện thêm một số thành thị.

3. Kể tên các đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong? Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong lúc bấy giờ?

4. Tình hình buôn bán với nước ngoài (ngoại thương) diễn ra như thế nào? Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với nước ngoài. Vì sao về sau chúa Nguyễn-Trịnh chủ trương hạn chế ngoại thương?

+ Bước 2: HS: Thực hiện nhiệm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

+ Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

+ Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói khổ.

* Đàng trong:

+ Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

- Thủ công nghiệp: Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

+ Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

3.3. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.

- Phương thức tiến hành:

+ GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. HS trả lời.

GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm

? Hãy so sánh kinh tế nông nghiệp giữa Đàng trong - Đàng ngoài? Vì sao có sự khác nhau đó.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:

- Mục tiêu:

+ Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế…

- Phương thức tiến hành:

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

? Kể các ngành nghề thủ công ở địa phương Quảng Nam thời kỳ này .

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

* Dặn dò:

GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới.

+ Chuẩn bị nội dung bài mới.

Giáo án Lịch sử 7

I. KINH TẾ

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

  • Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
  • Những nét lớn về mặt văn hóa của đất nước, những thành tựu văn học, nghệ thuật của ông cha ta, đặc biệt là văn nghệ dân gian.

b. Kỹ năng:

  • Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam.
  • Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI - XVII.

c. Tư tưởng:

- Tôn trọng, có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.

2. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ Việt Nam.

3. Thiết kế bài học:

a. Ổn định lớp:

b. Kiểm tra bài cũ:

  • Hậu quả chiến tranh Nam Bắc triều và Đàng trong - Đàng ngoài?
  • Nhận xét tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI - XVII?

c. Bài mới:

- Chiến tranh liên miên giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc, đặc biệt là sự chia cắt kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Vậy tình hình kinh tế, văn học nước ta thời kỳ này có những đặc điểm gì nổi bật.

Phương phápNội dung

- Hãy so sánh kinh tế, sản xuất nông nghiệp giữa Đàng trong - Đàng ngoài? HS thảo luận (4 phút)

- Sản xuất nông nghiệp như thế nào?

- Ở đàng ngoài chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không?

- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?

→ Theo em nông nghiệp và đời sống nông dân ở đàng ngoài như thế nào?

- Chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì?

- Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang? Kết quả của chính sách đó?

HS: Ở Thuận Hoá triệu tập dân lưu vong, tha tô thuế, binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê cũ làm ăn.

- KQ: Năm 1776 số dân đinh tăng 126.857 suất, số ruộng tăng 265.507 mẫu.

1. Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

  • Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.
  • Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.
  • Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
  • Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

→ Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.
* Đàng trong:

  • Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ.
  • Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm