Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 4)
Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (Tiết 4) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, giáo án này sẽ giúp ích cho thầy cô giáo trong việc mang đến một bài giảng hay, chất lượng cho các em học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (Tiết 3)
Giáo án Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, quân dân ĐV đều thắng lợi. Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên.
2. Kỹ năng: Phân tích so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về truyền thống đoàn kết dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về công cuộc bảo vệ đất nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc kháng chiến của ông cha ta.
Phương pháp:Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
Phương tiện: Tranh ảnh, lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tướng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động
- GV cho học sinh đọc câu: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói này? Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần gũi dân
- Dự kiến sản phẩm
Tạo điều kiện để dân phát triển là kế sách lâu dài và quan trọng nhất để giữ nước. Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và mặc dù tương quan lực lượng luôn nghiêng về quân giặc nhưng quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang và có ý nghĩa gì đối với đất nước, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nguyên nhân thắng lợi.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của quân dân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều thắng lợi ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). ? Hãy nêu 1 số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta? ? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến? ? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1. Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia. - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. - Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần. - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
|
Hoạt động 2: Ý nghĩa lịch sử.
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Thời gian: 16 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Hoạt động nhóm đôi B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp. Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập Thảo luận : Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng xâm lược Mông Nguyên? B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). B3: HS: báo cáo, thảo luận B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
2. Ý nghĩa lịch sử: -Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ . -Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN . -Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá -Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác .
|
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mộng.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Giáo án Lịch sử 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được:
- Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi là do những nguyên nhân nào?
- Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, kết hợp bài giảng điện tử, Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
2. Học sinh:
- Học bài theo hướng dẫn GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Trình bày tóm tắt diễn biến chính cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?
- Cách đánh giặc lần thứ ba có gì giống và khác lần thứ nhất và hai.
3. Giới thiệu bài: (1/)
Như chúng ta đã biết, cả ba lần kháng chiến chống quân Xâm lược Mông - Nguyên đều diễn ra trong hoàn cảnh gay go, quyết liệt. Nhưng cuối cùng chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Vậy, nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi đó, ý nghĩa lịch sử ra sao? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
4. Bài mới: (34/)
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên. (20/) GV: Cho học sinh quan sát lại hình ảnh quân Mông Cổ và sự bành trướng lãnh thổ của quân Mông Cổ. HS: Quan sát và nghe. GV chốt: Quân Mông Cổ (Quân Nguyên) hùng mạnh bật nhất thế giới. ? Những nguyên nhân nào dẫn đến cả ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi? ? Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc? HS: - Thực hiện “vườn không nhà trống” - Đóng cọc ở sông Bạch Đằng… ? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến? HS:- Canh giữ vùng biên giới. - Quân đội ngày đêm luyện tập. - Sắm sửa vũ khí… - Triệu tập các Hội nghị: Bình Than, Diên Hồng ? Hãy nêu một số dẫn chứng để thấy được nhà Trần quan tâm đến sức dân? HS: (Vua Trần về các địa phương…) ? Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai và ba? ? Em có nhận xét gì về Trần Quốc Tuấn? ? Em hãy trình bày những đóng góp của trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến? HS: (Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp, là tác giả của “Hịch Tướng sĩ”…) GV: nhấn mạnh về danh tướng Trần Quốc Tuấn đã được cả thế giới biết đến. HS thảo luận nhóm 3 phút: Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của ta trong cả 3 lần kháng chiến? HS: - Nhân dân. - Thể hiện qua câu nói của: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Các bô lão, Trần Quốc Tuấn… ? Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến? GV phân tích: Chiến thuật “vườn không nhà trống”, lợi thế của ta có địa hình hiểm trở…, nhắc lại ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng. => Giáo viên khái quát, chốt lại và chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. (14/) GV: cho học sinh nhắc lại lực lượng của quân giặc khi sang xâm lược nước ta, so sánh → cả ba lần đều bị đánh bại. ? Những thắng lợi vẻ vang trên có ý nghĩa như thế nào? GV: giảng về sự hùng mạnh của đế quốc Mông Nguyên, song khi vào nước ta chúng đã phải dè chừng “không được xem…. xem thường” ? Bài học lịch sử rút ra từ ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là gì? HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 68. ? Bài học kinh nghiệm này còn phù hợp với thời kì hiện nay hay không? GV: Liên hệ các câu nói của Bác về sự đoàn kết toàn dân và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. ? Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thế giới? GV: Giáo dục học sinh về sự kiên cường, bất khuất của cha ông, chúng ta phải cố gắng học tập… | 1. Nguyên nhân thắng lợi - Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc. - Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, quan tâm đến sức dân, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân. - Sự chỉ huy tài tình của Trần Quốc Tuấn, là vị tướng tài ba, yêu nước, thương dân. - Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. - Nhờ áp dụng những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. 2. Ý nghĩa lịch sử a. Trong nước: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược nước ta của nhà Nguyên → bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. - Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường, củng cố niềm tin cho nhân dân. - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học vô cùng quý báu: + Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc. + Dùng mưu trí và dựa vào dân để đánh giặc. b. Quốc tế: Ngăn chặn sự xâm lược của nhà Nguyên sang các nước khác. |
5. Củng cố: (3/) Làm các bài tập sau:
1. Hãy khoanh tròn vào câu không chỉ nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
a. Sự tham gia tích cực, chủ động của các tầng lớp nhân dân.
b. Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt.
c. Quân đội của ta mạnh hơn quân Mông – Nguyên.
d. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Hãy điền những từ còn thiếu vào ô trống để thể hiện ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:
“Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên đã ………………………nước ta của đế chế ……………………, khẳng định ………………. của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều bài học vô cùng quý báu như: Củng cố khối ……………. toàn dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc, dùng ………….. và ……………… để đánh giặc. Đồng thời thắng lợi này cũng làm ……………… sự xâm lược của nhà Nguyên sang các nước khác”
GV: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông nguyên của nhân dân ta mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi và để lại ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài kết hợp Sgk trả lời các câu hỏi 1,2 trang 68.
- Chuẩn bị bài 15: đọc trước nhà và trả lời câu hỏi mực xanh.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 4) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới