Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 25

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Phong trào Tây Sơn

Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

  1. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần
  2. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam
  3. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
  4. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh

Câu 2: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn vào năm nào?

  1. 1775.
  2. 1777.
  3. 1780                       
  4. 1771.

Câu 3: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn

  1. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.
  2. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
  3. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
  4. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Câu 4: Người cầu cứu quân Xiêm là ai?

  1. Nguyễn Ánh.
  2. Nguyễn Huệ.
  3. Nguyễn Lữ.
  4. Nguyễn Nhạc.

Câu 5: Câu nói "Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng" có ý nghĩa là gì?

  1. Giữ phong tục tập quán của dân tộc.
  2. Để cho quân xâm lược không thể trốn thoát, đến mức tóc dài ra, răng đen đi.
  3. Bảo vệ đội quân tóc dài.
  4. Bảo vệ răng đen (nhuộm răng).

Câu 6: "Chiều chiều én liệng Truông Mây/ Cảm thương chú Lía bị vây trong thành". Hai câu thở trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?

  1. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
  2. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
  3. Khởi nghĩa chàng Lía
  4. khởi nghĩa Tây Sơn

Câu 7: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

  1. Tây Sơn thượng đạo
  2. Tây Sơn hạ đạo
  3. Truông Mây
  4. Phú Xuân

Câu 8: Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh là cuộc kháng chiến

  1. Diễn ra với thời gian khá lâu, và bền bỉ.
  2. Tập trung những mâu thuẫn của lịch sử.
  3. Tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất.
  4. Vừa chống ngoại xâm bên ngoài, vừa chống lại sự phản bội của tập đoàn phong kiến trong nước.

Câu 9: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

  1. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
  2. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
  3. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  4. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Câu 10: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?

  1. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
  2. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
  3. Đánh vào Nam tiêu diệt quân Xiêm
  4. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy

Câu 11: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ... lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng"

Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?

  1. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân
  2. Tình trạng tham nhũng của quan lại
  3. Đời sống xa xỉ của quan lại
  4. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển

Câu 12: Vì sao nói trong các năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?

  1. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra rầm rộ ở Đàng Trong và nhân dân hai miền nô nức theo nghĩa quân.
  2. Lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và Lê - Trịnh Đàng Ngoài.
  3. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được các lãnh tụ và người lãnh đạo từ cả hai miền đất nước.
  4. Khởi nghĩa đã lật đổ chính quyền Lê - Trịnh tồn tại hàng trăm năm.

Câu 13: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  1. Do chủ trương thống nhất đất nước
  2. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
  3. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
  4. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Câu 14: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

  1. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
  2. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
  3. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
  4. Yêu cầu thống nhất đất nước

Câu 15: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

  1. Được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
  2. Được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
  3. Được sự ủng hộ của người Pháp
  4. Được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số

Câu 16: Nội dung nào không là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?

  1. Thường nổ ra vào cuối các triều đại
  2. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến
  3. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi
  4. Đều bị thất bại

Câu 17: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chính quyền chúa Nguyễn?

  1. Lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước
  2. Phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn
  3. Liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn
  4. Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân

Câu 18: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

  1. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định)
  2. Truông Mây (Bình Định)
  3. An Khê (Gia Lai)
  4. Các vùng nêu trên

Câu 19: Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?

  1. Năm 1773
  2. Năm 1774
  3. Năm 1775
  4. Năm 1776

Câu 20: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

  1. Trận Bạch Đằng
  2. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
  3. Trận Chi Lăng - Xương Giang
  4. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 21: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

  1. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn
  2. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  3. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
  4. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc

Câu 22: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?

  1. Phủ Quy Nhơn
  2. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  3. Thuận Quảng
  4. Phủ Gia Định

Câu 23: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

  1. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
  2. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
  3. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
  4. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

Câu 24: Sự kiện đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

  1. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
  2. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
  3. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ
  4. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân

Câu 25: Khi kéo quân vào Gia Định, Xiêm có thái độ như thế nào?

  1. Hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ
  2. Muốn nhanh chóng rút quân về nước
  3. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của
  4. Muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Việt

Câu 26: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?

  1. Do đề nghị của chúa Trịnh
  2. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn
  3. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn
  4. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh

Câu 27: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

  1. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn
  2. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
  3. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn
  4. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam

Câu 28: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân

  1. Lam Sơn.
  2. Tây Sơn.
  3. Chàng Lía.
  4. Hoàng Công Chất.

Câu 29: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?

  1. Quân Xiêm yếu về thủy chiến
  2. Xa căn cứ của quân Xiêm
  3. Lợi dụng thủy triều
  4. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh

Câu 30: Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?

  1. Nhiệm vụ - mục tiêu
  2. Lãnh đạo
  3. Phương pháp đấu tranh
  4. Lực lượng chủ yếu

Câu 31: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

  1. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt
  2. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh
  3. Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình
  4. Cả b và c

Câu 32: Trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?

  1. tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An
  2. ra lời hiểu dụ tướng sĩ
  3. tuyển thêm quân sĩ
  4. lên ngôi hoàng đế

Câu 33: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

  1. Năm 1778
  2. Năm 1788
  3. Năm 1789
  4. Năm 1790

Câu 34: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?

  1. Rạch Gầm - Xoài Mút
  2. Bạch Đằng
  3. Ngọc Hồi - Đống Đa
  4. Tây Kết - Vạn Kiếp

Câu 35: "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy".

Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?

  1. Lê Chiêu Thống
  2. Nguyễn Ánh
  3. Trịnh Sâm
  4. Lê Chiêu Tông

Câu 36: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

  1. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi
  2. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa
  3. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi
  4. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa

Câu 37: Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Cồ Việt vào cuối năm 1788?

  1. do thế giặc quá mạnh
  2. thực hiện kế vườn không nhà trống
  3. do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn
  4. do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam

Câu 38: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?

  1. thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao
  2. thời điểm quân địch lơ là
  3. thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng
  4. thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định

Câu 39: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

  1. Sầm Nghi Đống
  2. Hứa Thế Hanh
  3. Tôn Sĩ Nghị
  4. Càn Long

Câu 40: Đâu không là nguyên nhân đưa đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

  1. ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân
  2. tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc
  3. sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Quang Trung
  4. nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về nguyên nhân, quá trình và vai trò của phong trào Tây Sơn...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 7

    Xem thêm