Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 25

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 120: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả gì đối với nông dân và tác tầng lớp khác.

Trả lời:

Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả:

+ Đối với nông dân: Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.

+ Đối với tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

Bài 1 trang 122 Lịch Sử 7: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?

Trả lời:

Tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua bán quan tước trở nên phổ biến. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ.

- Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.

- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.

Bài 2 trang 122 Lịch Sử 7: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Trả lời:

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

- Chính quyền phong kiến suy yếu, mục nát, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế hiệu hợp với lòng dân nên dân nghe và theo nghĩa quân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 122: Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?

Trả lời:

Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh vì:

Lúc bấy giờ, nghĩa quân Tây Sơn đang rơi vào tình thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.

Bài 1 trang 125 Lịch Sử 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?

Trả lời:

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

Đoạn sông này có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rập rạm, giữ bờ sông có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

Bài 2 trang 125 Lịch Sử 7: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Trả lời:

Diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

- Cuối tháng 7/1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định với âm mưu xâm lược nước ta.

- Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

=> Kết thúc thắng lợi.

Bài 3 trang 125 Lịch Sử 7: Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa trận Rạch Gầm – Xoài Mút:

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm nở nước ta. Nó đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 126: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786) là:

- Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

- 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 127: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?

Trả lời:

Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì:

- Nguyễn Huệ được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

- Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng.

- Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

Bài 1 trang 127 Lịch Sử 7: Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.

Trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788:

- Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài, mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.

- 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.

- Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà (lúc này vua Lê Chiêu Thống đã trốn sang Bắc Kinh).

Bài 2 trang 127 Lịch Sử 7: Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào?

Trả lời:

Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

- Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

- Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".

- Giữa năm 1786, lật đổ chính quyền chúa Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê để thành lập chính quyền mới.

Bài 3 trang 127 Lịch Sử 7: Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nghĩa quân tây Sơn được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.

- Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng. Ông đã đặt ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia,

- Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 127: Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long?

Trả lời:

Quân ta rút khỏi Thăng Long vì:

- Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

- Trước tình thế giặc ồ ạt và mạnh hơn ta rất nhiều, Nguyễn Huệ đã cho quân ta rút khỏi Thăng Long nhằm bảo toàn lực lượng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 128: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa việc lên ngôi Hoàng đế của Nguyễn Huệ là:

- Việc lên ngôi Hoàng đế trong hoàn cảnh đất nước đang gặp hiểm nguy trước kẻ thù đang lăm le xâm lược trên danh nghĩa là giúp vua Lê lấy lại chính quyền. Việc lên ngôi vua khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược.

- Bên cạnh đó, còn để tập hợp lòng dân, tạo được sức mạnh đoàn kết dân tộc cùng kháng chiến chống thế lực xâm lược.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 129: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?

Trả lời:

Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì:

Để tạo bất ngờ cho địch không kịp trở tay. Trong khi địch đang ăn tết mà lơ là cảnh giác quân Tây Sơn ồ ạt tấn công như vậy sẽ làm địch hoảng loạn, rối ren tạo thời cơ cho quân ta.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 129: Vua Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào?

Trả lời:

Công đoạn chuẩn bị của vua Quang Trung cho cuộc đại phá quân Thanh là:

- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung

- Tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hoá

- Duyệt binh, làm lễ tuyên thệ.

- Mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển quân.

- Quyết định tấn công giặc vào Tết Kỉ Dậu.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 130: Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi:

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh thắng lợi, hoàn thành bảo vệ bờ cõi, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền đất nước, đưa phong trào Tây Sơn toàn thắng.

Bài 1 trang 131 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789.

Trả lời:

Cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu 1789:

- Nhận được tin cấp báo, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc

- Đến Nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân và mở lễ tuyên thệ tại Thanh Hóa.

- Từ Tam Hiệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy, tiến đến Thăng Long

Đạo thứ 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long

Đạo thứ tư: Tiến ra Hải Dương

Đạo thứ 5: tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.

- Đêm 30 tết Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng.

- Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa.

- Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

Bài 2 trang 131 Lịch Sử 7: Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789.

Trả lời:

Những cống hiến của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ hai chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong và Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trong một thời gian dài, thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Thiết lập vương triều Tây Sơn, một vương triều hùng mạnh dưới thời vua Quang Trung.

- Phong trào Tây Sơn làm nhiệm vụ dân tộc, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh bảo vệ độc lập, tự chủ cho đất nước.

Đánh giá bài viết
9 3.198
Sắp xếp theo

Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

Xem thêm