Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 22

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 105: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Nhận xét:

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi, xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém…

- Nội bộ triều đình Lê thì “chia bè kéo cánh” tranh giành quyền lực.

=> Nhà Lê đã bắt đầu thời kì suy yếu, vua quan không quan tâm đến việc triều chính, nội bộ triều đình thì rối ren. Đất nước lâm vào khủng hoảng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 106: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

- Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 106: Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân bấy giờ.

Trả lời:

Địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa (Theo dõi lược đồ SGK – Tr 106)

- Khởi nghĩa Trần Tuân ở Sơn Tây ( Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An, Thanh Hóa

- Khởi nghĩa Phùng Chương ở vùng Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông triều (Quảng Ninh).

Bài 1 trang 106 Lịch Sử 7: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Tình hình đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội bất ổn đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

Bài 2 trang 106 Lịch Sử 7: Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm suy yếu nhà Lê sơ và làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

- Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 107: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều?

Trả lời:

Nam – Bắc triều hình thành do:

+ Khi triều nhà Lê suy yếu sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến ngày càng quyết liệt.

+ Vốn là một võ quan,Mạc Đăng Dung lợi dụng tình hình đó, năm 1527, ôngcướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).

=> Hình thành Nam – Bắc triều.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 108: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa gì cho nhân dân ta.

Trả lời:

Tai họa của chiến tranh Nam – Bắc triều đối với nhân dân là:

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Chiến tranh là làng mạc tiêu điều, xơ xác.

- Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.

- Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 108: Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?

Trả lời:

Năm 1545. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.

=> Tại đây, Nguyễn Hoàng và con cháu của ông xây dựng một thế lực riêng. Hình thành nên thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 109: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?

Trả lời:

Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

- Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng trong một thời gian dài.

=> Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao thương đau cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.

Bài 1 trang 109 Lịch Sử 7: Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

Trả lời:

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Chiến tranh là làng mạc tiêu điều, xơ xác.

- Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.

- Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.

Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

- Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng trong một thời gian dài.

Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao thương đau cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.

Bài 2 trang 109 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVII?

Trả lời:

Nhận xét về tình hình chính trị, xã hội nước ta thời kì thế kỉ XVI – XVII:

- Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra tình trạng chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: Xã hội bất ổn định, chiến tranh phng kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 7 ngắn nhất

    Xem thêm