Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 24
Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Câu 1: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
- Chính quyền phong kiến suy sụp
- Vua Lê giành lại được thực quyền
- Chính quyền phong kiến được củng cố
- Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước
Câu 2: Những năm 40 của thế kỉ XVIII, xã hội nước ta trải qua tình trạng nghiêm trọng nào?
- Tình trạng cướp phá hoành hành tại các làng quê.
- Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
- Nhân dân mất mùa nghiêm trọng, nhà nước phải hỗ trợ lương thực.
- Nạn đói hoành hành, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người lìa bỏ làng quê đi phiêu tán.
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?
- Nắm quyền tối cao.
- Chỉ là bù nhìn.
- Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.
- Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.
Câu 4: Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?
- Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển
- Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa
- Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực
- Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 6: Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là
- Chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.
- Quyền hành dần tập trung về tay vua.
- Phủ chúa từng bước lấn át quyền hành của vua.
- Chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa.
Câu 7: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?
- Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.
- Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
- Đem lại ruộng đất cho nông dân.
- Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.
Câu 8: "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho sản xuất ở Đàng Ngoài đến giữa thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng đình đốn, khủng hoảng?
- Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh và chúa Nguyễn vẫn tiếp diễn.
- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt; chính quyền chỉ lo vui chơi, hưởng lạc, không chăm lo đến sản xuất
- Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm hàng hoá làm cho sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn.
- Hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra, nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải rời bỏ làng quê phiêu tán khắp nơi.
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 11: Tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là các cuộc khởi nghĩa của
- Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
- Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật.
- Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật.
- Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ.
Câu 12: Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?
- Hoàng Công Chất.
- Nguyễn Hữu Cầu.
- Lê Duy Mật.
- Nguyễn Danh Phương.
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An là khởi nghĩa của
- Hoàng Công Chất.
- Nguyễn Hữu Cầu.
- Nguyễn Dương Hưng.
- Lê Duy Mật.
Câu 14: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?
- Do sự suy yếu của chính quyền trung ương
- Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công
- Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
- Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong
Câu 15: Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là
- Hoàng Công Chất.
- Nguyễn Hữu Cầu.
- Phan Bá Vành.
- Lê Duy Mật.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?
- Thăng Long.
- Thanh Hóa và Nghệ An.
- Hải Dương và Bắc Ninh.
- Tuyên Quang.
Câu 17: Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?
- Đời sống nông dân khổ cực do sự bóc lột của chính quyền phong kiến
- Do tác động của các cuộc chiến tranh phong kiến
- Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
- Do ảnh hưởng của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong
Câu 18: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị ở Đàng Ngoài?
- Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
- Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
- Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
- Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
Câu 19: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là
- Xoá bỏ quyền hành của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hơn, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơn sau này.
- Làm sụp đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh.
- Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 20: Nhận xét nào không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
- Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài
- Đều bị đàn áp
- Thiếu sự liên kết với nhau
- Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh
-----------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về nguyên nhân, quá trình và vai trò của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVIII...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7