Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 20

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Câu 1: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành

  1. 5 đạo
  2. 13 đạo thừa tuyên
  3. 10 lộ
  4. 5 phủ

Câu 2: Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua

  1. Lê Thánh Tông.
  2. Lê Thái Tông.
  3. Lê Nhân Tông.
  4. Lê Thái Tổ.

Câu 3: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

  1. Lê Thái Tổ
  2. Lê Thái Tông
  3. Lê Nhân Tông
  4. Lê Thánh Tông

Câu 4: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  1. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  2. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  3. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  4. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu 5: Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển?

  1. Tránh việc gây chia rẽ trong triều.
  2. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ.
  3. Tập trung quyền lực vào tay vua.
  4. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu.

Câu 6: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?

  1. Lớn nhất Đông Nam Á.
  2. Phát triển ở Đông Nam Á.
  3. Trung bình ở Đông Nam Á.
  4. Cường thịnh nhất Đông Nam Á.

Câu 7: Quân đội Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?

  1. Cấm quân và bộ binh
  2. Bộ binh và thủy binh
  3. Quân triều đình và quân địa phương
  4. Cấm quân và quân ở các lộ

Câu 8: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

  1. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
  2. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
  3. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
  4. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Câu 9: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

  1. Hoàn thiện bộ máy nhà nước
  2. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
  3. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
  4. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ

Câu 10: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?

  1. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
  2. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp
  3. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội
  4. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến

Câu 11: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di? Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

  1. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
  2. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa
  3. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc
  4. Chính sách Nam tiến của nhà Lê

Câu 12: Ý nào sau đây không là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức?

  1. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị
  2. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
  3. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
  4. Bảo vệ quyền lợi của nô tì

Câu 13: Nhận xét về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

  1. Được mở rộng về phía Nam
  2. Bị thu hẹp ở phía Bắc
  3. Được mở rộng về phía Đông
  4. Không có gì thay đổi

Câu 14: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?

  1. Thực hiện chế độ hạn nô
  2. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp
  3. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội
  4. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

Câu 15: Nét tiêu biểu khoa cử đời Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông) là

  1. Đỗ nhiều Tiến sĩ, Trạng nguyên.
  2. Dùng thi cử để tuyển dụng người tài, quan lại.
  3. Tổ chức được nhiều kỳ thi.
  4. Cách lấy đỗ rộng rãi, chọn người công bằng, không sót người tài, không lầm người kém.

Câu 16: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

  1. Phường hội
  2. Quan xưởng
  3. Làng nghề
  4. Cục bách tác

Câu 17: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách

  1. Lộc điền
  2. Quân điền
  3. Điền trang, thái ấp
  4. Thực ấp, thực phong

Câu 18: Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

  1. Nông dân
  2. Thợ thủ công
  3. Thương nhân
  4. Nô tì

Câu 19: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

  1. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
  2. Chữ Nôm phát triển mạnh.
  3. Nói lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
  4. Chữ Nôm đã dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Câu 20: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trớ như thế nào ở Đông Nam Á?

  1. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
  2. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
  3. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
  4. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Câu 21: Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?

  1. Cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
  2. Đặt chức quan chuyên lo về nông nghiệp
  3. Đặt phép quân điền
  4. Đặt phép lộc điền

Câu 22: Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

  1. Do quan niệm trọng nông
  2. Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
  3. Do họ có số lượng ít
  4. Do họ không tham gia vào sản xuất

Câu 23: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:

  1. Phật giáo
  2. Đạo giáo
  3. Nho giáo
  4. Thiên chúa giáo

Câu 24: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì?

  1. Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất
  2. Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo
  3. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
  4. Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần

Câu 25: Dưới thời nhà Lê, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép

  1. Tịch điền.
  2. Lộc điền.
  3. Quân điền.
  4. Ban điền.

Câu 26: Sự phát triển kinh tế Đại Việt thời Lê sơ không mang lại kết quả nào sau đây?

  1. Ổn định hình hình xã hội
  2. Củng cố nền độc lập, thống nhất đất nước
  3. Đưa Đại Việt trở thành quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á
  4. Thúc đẩy quá trình Bắc tiến

Câu 27: Nhận xét nào không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

  1. Gồm 2 bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp địa phương
  2. Tính chuyên môn hóa cao, nhà nước khuyến khích phát triển
  3. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất
  4. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp

Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?

  1. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
  2. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
  3. nền kinh tế hàng hóa phát triển
  4. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

Câu 29: "Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".

Câu nói này phản ánh nội dung gì?

  1. chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê
  2. chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử
  3. kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử
  4. nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước

Câu 30: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ?

  1. do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu
  2. nhân dân không ủng hộ đạo Phật
  3. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền
  4. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời

Câu 31: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?

  1. Ngô Sĩ Liên
  2. Lê Văn Hưu
  3. Ngô Thì Nhậm
  4. Nguyễn Trãi

Câu 32: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Lê Thánh Tông
  3. Ngô Sĩ Liên
  4. Lương Thế Vinh

Câu 33: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?

  1. Nhất thống dư địa chỉ
  2. Dư địa chí
  3. Hồng Đức bản đồ
  4. An Nam hình thăng đồ

Câu 34: Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là trạng Lường?

  1. Mạc Đĩnh Chi
  2. Lê Quý Đôn
  3. Nguyễn Hiền
  4. Lương Thế Vinh

Câu 35: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

  1. Bản thảo thực vật toát yếu
  2. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  3. Phủ Biên tạp lục
  4. Bản thảo cương mục

Các bạn cũng có thể làm bài tiếp theo tại đây: Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 20 (tiếp)

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nước Đại Việt thời Lê Sơ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
2 5.019
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 7

    Xem thêm