Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 25 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn Lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 25

I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII

  • Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, quan lại tăng kết thành bè cánh bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
  • Nông dân nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất, bất bình oán giận dâng cao.
  • Cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định), lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

  • Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ủng hộ tích cực.
  • Khi lực lượng mạnh, nghĩa quân mở rộng địa bàn xuống Tây Sơn hạ đạo lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định)
  • Nghĩa quân lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xoá nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.

II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm

1. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn

  • Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn.
  • 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi, phía bắc có quân Trịnh và phía nam có quân Nguyễn.
  • Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn.
  • Năm 1777 Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt, Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện.
  • Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

2. Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)

  • Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
  • Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của.
  • Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho.
  • Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch.
  • Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.
  • Ý nghĩa:
    • Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
    • Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
    • Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
    • Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
    • Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
    • Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ,sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.

3. Nguyễn Huệ với chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1784- 1785)

  • Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
  • Giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền
  • Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của.
  • Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bố trí trận địa trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, đại bản doanh đóng ở Mỹ Tho.
  • Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch.
  • Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm – Xoài Mút, cù lao Thới Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm.
  • Ý nghĩa:
    • Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
    • Trừng trị hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
    • Chứng tỏ tài quân sự của Nguyễn Huệ.
    • Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên.
    • Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
    • Nguyên nhân thắng lợi: được nhân dân ủng hộ, sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.

III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

1. Hạ thành Phú Xuân. Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

  • Giữa 1786 Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức đánh Phú Xuân.
  • Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân và giải phóng đất Đàng Trong.
  • Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”
  • Giữa 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, giao quyền cho vua Lê rồi vào Nam.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản. Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

  • Tình hình Bắc Hà rối loạn vua Lê mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, sau đó Chỉnh lộng hành ra mặt chống lại Tây Sơn.
  • Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà
  • 1786 – 1788 Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê chúa Trịnh giải phóng đất đai, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 25

Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn

A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.

B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.

C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.

D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Trước đây đất nước bị chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài do 2 thế lực chúa Nguyễn và chính quyền Lê- Trịnh. Khi Tây Sơn tiêu diệt được chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài thì sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK-126)

Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.

C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

Câu 4: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân

A. Lam Sơn.

B. Tây Sơn.

C. Chàng Lía.

D. Hoàng Công Chất.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.122)

Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là

A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.

D. Quân Tây Sơn cử sứ sang giao hảo với Xiêm.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.124)

Câu 6: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì?

A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.

C. Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước.

D. Tiêu diệt nhà Lê lập ra triều đại mới.

Chọn đáp án: C

Câu 7: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất

A. Khởi nghĩa nông dân.

B. Cuộc giải phóng dân tộc.

C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.

Chọn đáp án: A

Câu 8: Nội dung của câu thơ

"Đường trời mở rộng thênh thênh

Ta đây cũng một triều đình kém ai"

thể hiện điều gì?

A. Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh.

B. Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh

C. Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ.

D. Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK-Tr.126)

Câu 9: Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789?

A. Rạch Gầm-Xoài Mút.

B. Hải Dương.

C. Lạng Giang (Bắc Giang)

D. Ngọc Hồi- Đống Đa.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Trận Ngọc Hồi- Đống Đa thắng vang dội kết thúc chiến tranh, buộc Tôn Sĩ Nghị phải rút quân về nước.

Câu 10: Đâu không là nguyên nhân đưa đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân

B. tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc

C. sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Quang Trung

D. nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu

Chọn đáp án: D

Câu 11: Chiến thuật chính Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa là gì?

A. đánh lâu dài

B. tận dụng thời cơ thuận lợi đánh nhanh thắng nhanh

C. thanh dã

D. tiên phát chế nhân

Chọn đáp án: B

Câu 12: Điểm tương đồng Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là gì?

A. đều dựa vào sự giúp đỡ của giáo sĩ phương Tây

B. đều dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc

C. đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài

D. đều xây dựng, tổ chức lực lượng đấu tranh

Chọn đáp án: C

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của……..bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.

A. Quân Mãn Thanh

B. Quân Xiêm La

C. Quân Xiêm, Thanh

D. Quân của Sầm Nghi Đống

Chọn đáp án: C

Câu 14: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân

B. Sự lãnh đạo tài tính của bộ chỉ huy, đứng đầu là Quang Trung

C. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân

D. Tất cả câu trên đúng

Chọn đáp án: D

Câu 15: Phong trào nông dân Tây Sơn không để lại bài học kinh nghiệm nào cho các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn lịch sử sau?

A. vấn đề đoàn kết nội bộ trong bộ chỉ huy

B. vấn đề phát huy sức mạnh của người nông dân

C. vấn đề tiêu diệt tận gốc kẻ thù

D. vấn đề cần có một phương pháp đấu tranh đúng đắn

Chọn đáp án: D

Với nội dung bài Phong trào Tây Sơn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Phong trào Tây Sơn đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
65
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm