Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 17

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 17

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 17 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bài 17: Ôn tập chương II và chương III

1. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1099-1407

Thời gian, sự kiện

Thời Lý

Thời Trần

Thời Hồ

Niên đại

1009-1225

1225-1400

1400-1407

Vua sáng lập

Lý Công Uẩn – Lý Thái Tổ

Trần Cảnh – Trần Thái Tông

Hồ Quý Ly

Tên nước

Đại Việt

Đại Việt

Đại Ngu

Kinh đô

Thăng Long

Thăng Long

Năm 1397 dời đô vào Tây Đô (An Tôn -Thanh Hóa)

2. Điền vào bảng thống kê: các cuộc kháng chiến: triều đại, thời gian, tên cuộc kháng chiến

Triều đại

Thời gian

Tên cuộc kháng chiến

  • 10-1075
  • 3-1077
  • Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi

TRẦN

  • 1258
  • 1285
  • 1288
  • Chiến thắng chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
  • Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ hai
  • Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ ba

3. Đường lối chống giặc

Nhà Lý kháng chiến chống Tống

Nhà Trần kháng chiến chống Mông – Nguyên

  • Tiến công trước để tự vệ
  • Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, không cho chúng tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công, tiêu hao lực lượng địch, buộc chúng chấp nhận hàng và rút quân.
  • Cách đánh giặc đúng: khi giặc mạnh, khôn khéo rút lui để bảo toàn lực lượng; huy động toàn dân đánh giặc; thời cơ đến quyết chiến giành thắng lợi cuối cùng; buộc địch từ thế chủ động sang bị động ”Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; ”đoản binh thắng trường trận”

4. Gương yêu nước tiêu biểu

NHÀ LÝ

NHÀ TRẦN

Lý Thường Kiệt; Lý Kế Nguyên; Tông Đản; Hoằng Chân

Trần Thủ Độ; Trần Quốc Tuấn; Trần Quốc Toản…

5. Tinh thần đoàn kết

NHÀ LÝ

NHÀ TRẦN

  • Sự đoàn kết giữa quân triều đình và các dân tộc ít người.
  • Nhân dân theo lệnh triều đình “vườn không nhà trống”, phối hợp với quân triều đình chống giặc.

6. Nguyên nhân thắng lợi

  • Sự ủng hộ của nhân dân, toàn quân dân đoàn kết, chiến đấu anh dũng
  • Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt, của Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo ) với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

7. Ý nghĩa lịch sử

NHÀ LÝ kháng chiến chống Tống

NHÀ TRẦN: Kháng chiến chống Mông – Nguyên

  • Độc lập được giữ vững, đem lại cho nhân dân lòng tự hào, lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. Nhà Tống không xâm lược ta nữa.
  • Bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
  • Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt nam.
  • Để lại bài học kinh nghiệm quý giá đó là xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
  • Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

8. Câu nói bất hủ

  • Trần Thủ Độ: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
  • Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo): "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì xin chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.
  • Trần Bình Trọng: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chớ không thèm làm vương đất Bắc”
  • Trần Quốc Toản: "Phá cường địch báo hoàng ân”

9. Những thành tựu kinh tế nổi bật thời Lý – Trần

Các lĩnh vực

Thời Lý 1009-1225

Thời Trần 1225 –1400

Về kinh tế

  • Nông nghiệp phát triển:
    • Ruộng đất công làng xã thuộc quyền sở hữu nhà vua, dân làng chia nhau cày cấy, nộp thuế và đi lính lao dịch cho vua.
    • Vua làm lễ Tịch Điền
    • Khuyến khích khai hoang
    • Đắp đê phòng lụt
    • Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
  • Thủ công nghiệp:
    • Thủ công nghiệp nhà nước phát triển.
    • Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển như dệt, gốm.
    • Buôn bán với người nước ngoài mở rộng ở Biên giới Việt Trung, Vân Đồn
  • Nông nghiệp
    • Nhà Trần thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích
    • Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư phát triển
    • Ruộng tư như điền trang, thái ấp
    • Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích
    • Đắp đê quai vạc từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lũ.
  • Thủ công nghiệp phát triển:
    • Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa, đóng thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.
    • Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy …….
    • Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề (làng gốm Bát Tràng ), tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kỹ thuật cao
    • Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời: Thăng Long, Vân Đồn

10. Văn hóa

Thời Lý

Thời Trần

  • Văn hóa:
    • Phật giáo phát triển, các nhà sư có học được tôn trọng
    • Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền

  • Văn học chữ Hán: Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt
  • Văn hóa:
    • Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc,phát triển hơn thời Lý
    • Đạo Phật thịnh hành
    • Nho học phát triển do xây dựng bộ máy nhà nước thống trị.
    • Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền, đấu vật.
    • Cuộc sống giản dị, có tinh thần thượng võ,
  • Văn học: phong phú mang tính yêu nước, niềm tự hào dân tộc
    • Văn học chữ Hán như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo; Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
    • Chữ Nôm có Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố làm giàu cho tiếng Việt.

11. Giáo dục

Thời Lý

Thời Trần

- Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

- 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam

- Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu

- Giáo dục phát triển hơn thời Lý:

+ Quốc tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

+ Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

+ Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. (Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi- được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An…)

12. Khoa học kỹ thuật

Thời Lý

Thời Trần

  • Kiến trúc và điêu khắc phát triển:
    • Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.
    • Tượng Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.
    • Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời nền Văn hoá Thăng Long.
  • Sử học: Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu; 1272 Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.
  • Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo.
  • Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.
  • Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.
  • Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng.

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 17 đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm