Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 13 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn về nội dung lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 13

I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP (1226- 1400)

1. Nhà Lý sụp đổ:

- Vua ăn chơi, quan tranh quyền.

- Không chăm lo sản xuất, mất mùa, thiên tai.

- Đời sống cực khổ, nhiều thế lực phong kiến chống lại triều đình nhà Lý.

- Năm 1225 Trần Thủ Độ buộc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền:

- Năm 1226 nhà Trần thành lập.

- Theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp: triều đình; các đơn vị hành chính trung gian; các cấp hành chính cơ sở.

- Đứng đầu nhà nước là vua, vua nhường ngôi sớm cho con và lên làm Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc.

- Các chức đại thần văn võ giao cho người trong họ nắm giữ, hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý (gồm ban văn giữ việc dân, võ nắm việc quân... nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn).

- Việc cử quan lại dựa vào thi cử.

- Các quý tộc Trần được phong vương hầu, ban cấp thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Đặt thêm quan: Quốc sử viện; Thái Y Viện; Tông Nhân Phủ; Hà Đê Sứ; Khuyến Nông Sứ; Đồn Điền Sứ ….

- Cả nước chia làm 12 lộ (Tiền Lê là 10 lộ; Lý là 24 lộ phủ). Đứng đầu có các chức chánh phó An Phủ Sứ. Dưới là phủ, châu, huyện, do các chức tri phủ, tri châu, tri huyện, trông coi.

- Dưới cùng là xã có chức xã quan đứng đầu.

- Việc đặt thêm các chức quan trông coi việc làng xã và sản xuất ... chứng tỏ bộ máy quan lại phát triển và tiến bộ.

So sánh với thời Lý:

- Giống: theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

- Khác: thời Trần thêm một số cơ quan mới như: Quốc sử viện; Thái Y Viện; Tông Nhân Phủ; Hà Đê Sứ; Khuyến Nông Sứ; Đồn Điền Sứ..

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 13

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

3. Pháp luật thời Trần:

- Bộ Quốc triều thông chế, sau sửa chữa và bổ sung thành Quốc triều Hình Luật (giống như bộ Hình Thư năm 1042 thời Lý; quy định chặt chẽ bảo vệ nhà vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài sản nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc).

- Bộ Quốc triều Hình Luật được bổ sung thêm: xác nhận và bảo vệ tư hữu tài sản. Quy định mua bán ruộng đất; không hạn chế nuôi nô tỳ.

- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xử kiện.

- Vua Trần để chuông lớn ở cung điện cho dân đến khi cần, sự cách biệt giữa vua quan và dân chúng chưa thực sự sâu sắc.

4. Quan hệ với nhà Tống, nhà Nguyên luôn luôn giữ vững địa vị độc lập, đoàn kết tốt đẹp với dân tộc ít người.

II. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng:

* Quân đội:

+ Cấm quân (quân túc vệ): chuyên bảo vệ kinh thành và nhà vua được tuyển chọn từ thanh niên khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần - Tức Mạc - Nam Định.

+ Quân các lộ ở đồng bằng (Quân địa phương) gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh, ở làng xã có hương binh.

- Thay phiên luyện tập quân sự và sản xuất, đó là chính sách: ”ngụ binh ư nông” và theo chủ trương: “Quân cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều”

- Thường xuyên được học binh pháp và luyện tập võ nghệ (Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn là bước tiến mới về quân sự).

- Ngoài ra còn có quân của các vương hầu quý tộc, khi có chiến tranh.

- Cử các tướng giỏi phòng thủ biên giới phía Bắc.

Cách tổ chức quân đội như vậy đã làm tăng rất nhiều sức kháng chiến của nhân dân ta.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 13

Hình chiến binh thời Trần trên gốm.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 13

Hình chiến binh thời Trần .

Mô tả:

Chiến binh: mình trần, đóng khố, đầu chít khăn, tóc cắt ngắn, có thân hình vạm vỡ, tay khiên, tay giáo, ở tư thế khỏe, chuẩn bị lao vào cuộc đọ sức.

2. Phục hồi và phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp:

- Đắp đê phòng lụt dưới sự chỉ dẫn của các quan Hà đê sứ, nạo vét kênh ngòi, đảm bảo giao thông và tưới tiêu cho đồng ruộng.

- Đẩy mạnh khẩn hoang, khuyến khích các vương hầu, công chúa, quý tộc mộ người đi khẩn hoang, để tăng diện tích gieo trồng.

* Sản lượng lương thực tăng, nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp có nhiều tiến bộ:

- Xưởng thủ công nhà nước - cục Bách tác - sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí ..

- Thủ công nghiệp trong nhân dân như làm gốm có tráng men, đúc đồng, làm giấy......

- Ở các làng xã, chợ búa mọc lên ngày càng nhiều; Thăng Long có 61 phố phường.

- Tiền tệ và hệ thống đo lường được thống nhất.

- Cửa biển Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.

Nhận xét:

* Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp thương nghiệp, và buôn bán với người nước ngoài phát triển, nền kinh tế Đại Việt đang từng bước tiến lên.

* Kinh thành Thăng Long:

- Là trung tâm kinh tế: 61 phố phường buôn bán, xưởng thủ công nhà nước, các ngành nghề thủ công trong nhân dân....

- Trung tâm chính trị: có kinh thành, cơ quan nhà nước

- Là trung tâm văn hóa: điêu khắc có tháp Báo Thiên, chùa Một Cột....các Rồng, các lễ hội có thể thao, ca hát....

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 13

Bình rượu gốm thời Trần

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 13

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?

A. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.

D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.

Câu 2: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?

A. Năm 1225.

B. Năm 1226.

C. Năm 1227.

D. Năm 1228.

Câu 3: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Thái thượng hoàng.

B. Chế độ lập Thái tử sớm.

C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 4: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Câu 5: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?

A. Tích cực khai hoang.

B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.

C. Lập điền trang.

D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.

Câu 6: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?

A. Lực lượng càng đông càng tốt.

B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.

D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.

Câu 7: Điền trang là gì?

A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.

B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.

C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.

D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.

Câu 8: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.

B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.

C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.

D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.

Câu 9: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?

A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.

B. Khai thác vàng, đúc đồng.

C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.

D. Đúc tiền.

Câu 10: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 11: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ

A. Quân chủ trung ương tập quyền.

B. Phong kiến phân quyền.

C. Quân chủ lập hiến

D. Quân chủ đại nghị

Câu 12: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?

A. Phong vương hầu, ban lộc điền

B. Phương vương hầu, ban thực ấp thực phong

C. Phong vương hầu, ban thái ấp

D. Phong vương hầu, ban điền trang

Câu 13: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là

A. Hình thư

B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 14: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. Cấm quân và bộ binh.

B. Bộ binh và thủy binh.

C. Cấm quân và quân ở các lộ.

D. Quân trung ương và quân địa phương.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỉ XII?

A. Quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa

B. Thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra

C. Phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi

D. Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi

Câu 16: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?

A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu

B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình

C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

D. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi

Câu 17: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

A. Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích

B. Cho đắp đê Đỉnh nhĩ

C. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê

D. Ban hành phép quân điền

Câu 18: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Trần không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội

B. Là điều kiện để Đại Việt tiến hành chiến tranh mở mang bờ cõi

C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế

D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ

Câu 19: Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?

A. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những các vị trí trong triều đình

B. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua

C. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế

D. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử

Câu 20: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là

A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.

C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.

D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

Đáp án  

1. C2. B3. A4. A5. D6. B7. A8. C9. B10. B
11. A12. C13. B14. C15. D 16. D 17. D 18. B 19. A 20. A

Với nội dung bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự sụp đổ của nhà Lý, nhà Trần được thành lập củng cố lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển nền kinh tế...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua ngay
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm