Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 11 tóm tắt phần lý thuyết trọng tâm được học trong chương trình Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077). Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án, giúp các em vận dụng kiến thức được học để học tốt môn Lịch sử 7. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 11

I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT –1075

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 11

Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.

- Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chính, xã hội trong nước .

- Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

- Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng.

- Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 11

Lý Thường Kiệt vây Ung Châu

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

* Hoàn cảnh:

- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt

- Lý Thường Kiệt chủ trương độc đáo sáng tạo: ”tiến công trước để tự vệ”, ông nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.

* Thực hiện:

- Mục tiêu đánh thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát, là địa điểm tập trung lương thực, vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.

- Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta, chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:

+ Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy, đổ bộ vào Châu Khâm... rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.

- Trên đường tiến quân, để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt nói rõ mục đích tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

* Ý nghĩa: làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.

- Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 11

Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .

1. Kháng chiến bùng nổ.

* Chuẩn bị :

- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:

+ Cho quân mai phục ở biên giới.

+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.

+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.

Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.

* Diễn biến:

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:

+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.

+ Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân Cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý Kế Nguyên đánh bại.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 11
Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh)

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi về bờ bắc.

- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.

- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

* Ý nghĩa:

- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm .

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

* Nguyên nhân thắng lợi:

-Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta.

-Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.

- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn địch vào Thăng Long.

- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.

* Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:

- Độc lập được giữ vững.

- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.

- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 11

Câu 1: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Để giải quyết những khó khăn trong nước nhà Tống không chọn tiến hành cải cách đất nước mà tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt. Vì cho rằng nếu đánh bại Đại Việt thế Tống sẽ tăng các nước Liêu- Hạ sẽ phải kiêng nể.

Câu 2: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.

B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.

C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.

D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nhà Tống xúi giục Cham-pa đành vào phía Nam Đại Việt để làm phân tán lực lượng của nhà Lý khi phải cùng một lúc chống lại 2 kẻ thù.

Câu 3: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là

A. Ngồi yên đợi giặc đến.

B. Đầu hàng giặc.

C. Chủ động tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.

D. Liên kết với Cham-pa.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

Câu 4: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.

Câu 5: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.

B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.

D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên bờ nam sông Như Nguyệt. Việc xây dựng phòng tuyến này đã gây cho địch nhiều khó khăn, làm chúng không thể tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Câu 6: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tập trung tiêu diệt nhanh quân Tống.

B. Ban thưởng cho quân lính.

C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D. Cả 3 ý trên.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền không thể xâm phạm của đất nước Việt Nam, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống. Bài thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống.

Câu 7: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Chọn đáp án: B

Giải thích: (SGK – 42)

Câu 8: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đem quân Sang Xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giao hòa hảo về sau.

Câu 9: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

A. Lý Kế Nguyên

B. Vua Lý Thánh Tông

C. Lý Thường Kiệt

D. Tông Đản

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – Tr.39)

Câu 10: Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng ở:

A. vùng đồng bằng.

B. vùng biên giới.

C. xung quanh trại địch.

D. trên đường địch tấn công.

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người bố trí quân bố phòng ở những vị trí chiến lược quan trọng gần biên giới Việt Trung.

Câu 11: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

A. nhân đạo

B. nhân văn

C. chủ động

D. bị động

Câu 12: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống?

A. Thành Châu Khâm

B. Thành Châu Liêm

C. Thành Ung Châu

D. Tất cả các căn cứ trên

.......................

Để có thể học tốt Lịch sử 7, các em cần nắm vững kiến thức được học trong SGK, đồng thời làm các bài tập vận dụng để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chuyên mục Lý thuyết Lịch sử lớp 7 được giới thiệu trên VnDoc tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong từng đơn vị bài học, giúp các em nắm vững kiến thức trong từng bài, từ đó biết cách vận dụng vào làm bài tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077), mời các bạn cùng tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Lịch sử 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
45
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm