Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 20 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 -1527). Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 20

I. Tình hình chính trị, quân sự, luật pháp thời Lê Sơ

1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

  • Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt.
  • Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
  • Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
  • Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã

2. Tổ chức quân đội thời Lê sơ

  • Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông".
  • Có 2 bộ phận chính là: quân ở triều đình và quân ở địa phương.
  • Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh; vũ khí có dao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
  • Quân đội thời Lê có điểm khác với thời Trần là không có quân đội của các vương hầu, quý tộc. Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội
  • Tổ chức giống thời Lý, Trần theo chế độ “Ngụ binh ư nông"; khác là không có quân đội của vương hầu, quý tộc, vua trực tiếp chỉ huy quân đội.

3. Luật pháp

  • Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật): bảo vệ vua, hoàng tộc, quan lại, giai cấp thống trị….bảo vệ chủ quyền quốc gia
  • Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế.

II. Tình hình kinh tế xã hội

1. Kinh tế

  • Nông nghiệp: Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
  • Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Chia ruộng đất theo phép quân điền.
  • Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy.
  • Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
  • Công thương nghiệp: Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long có 36 phường thủ công.
  • Các làng thủ công chuyên nghiệp, và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng; đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng; dệt vải lụa ở Nghi Tâm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.
    Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.
  • Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang
  • Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

2. Xã hội

Thời Lê sơ có 2 giai cấp chính là:

  • Phong kiến gồm vua, quan, địa chủ.
  • Giai cấp nông dân chiếm đại đa số có rất ít hoặc không có ruộng đất.
  • Các tầng lớp khác như thương nhân,thợ thủ công, nô tì …, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên nô tì trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ.

III. Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê sơ

1. Giáo dục và khoa cử

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài thể hiện ở:

  • Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi.
  • Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo
  • Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
  • Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
  • Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ, áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  • Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

  • Có nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng
  • Văn thơ chữ Hán: Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo
  • Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.
  • Văn thơ chữ Nôm: Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.
  • Hồng Đức Quốc Âm thi tập của Lê Thánh Tông.

b. Khoa học

  • Sử học: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Triều Quan Chế.
  • Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ …..
  • Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.
  • Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật

  • Sân khấu có ca, múa, nhạc, chèo.
  • Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa.

d. Kiến trúc

  • Cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.

IV. Một số doanh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc

1. Nguyễn Trãi (1380- 1442)

  • Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà quân sự, danh nhân văn hóa thế giới, tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Quốc âm thi tập, Dư địa chí.
  • Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2. Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

  • Là một hoàng đế anh minh, tài giỏi về kinh tế, chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ.
  • Sáng lập hội Tao Đàn, đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời. Hội Tao Đàn do lê Thánh Tông sáng lập gồm 28 hội viên gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú"; là hội thơ và bình thơ, là câu lạc bộ giải trí của vua và 1 số cận thần
  • Thơ văn yêu nước, yêu dân tộc.
  • Văn thơ chữ Hán: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng.
  • Văn thơ chữ Nôm có Hồng Đức Quốc Âm thi tập.

3. Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV)

  • Nhà sử học, giữ chức Hàn Lâm Viện: Đại Việt Sử ký toàn thư; Lam Sơn Thực lục.

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 20

Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Nhân Tông

D. Lê Thánh Tông

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Chính quyền phong kiến thời Lê sơ được hoàn thiện dần và hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Trong những năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

* Ở Trung ương:

- Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

* Ở địa phương chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên.

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Nhân Tông

Chọn đáp án: C

Giải thích: Năm 1488, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều chia làm 16 chương.

Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.

B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.

D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.96)

Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

A. Phường hội

B. Quan xưởng

C. Làng nghề

D. Cục bách tác

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – tr.97)

Câu 5: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?

A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.

B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.

C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.

D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Chọn đáp án: A

Giải thích: nhờ sự cố gắng của nhân dân và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước cuộc sống nhân dân ngày càng ổn định, nhiều làng mạc được thành lập. Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Đại Việt trở thành quốc gia cường thịnh nhất ĐNA lúc bấy giờ.

Câu 6: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là

A. Phật giáo

B. Đạo giáo

C. Nho giáo

D. Thiên chúa giáo

Chọn đáp án: C

Giải thích:

- Nho giáo là nền tảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

- Nhà Lê xây dựng chính quyền theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

⇒ Nho giáo được coi trọng và trở thành quốc giáo, là nội dung chủ yếu trong giáo dục và thi cử.

Câu 7: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.

C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – Tr.100)

Câu 8: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

A. Thi Hội

B. Thi Hương

C. Thi Đình

D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Người thi phải lần lượt trải qua các kỳ thi Hương, Hội, Đình. Kì thi Đình là kỳ thi cao nhất để phân hạng các tiến sĩ.

Câu 9: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bia tiến sĩ dùng để khắc tên, vinh danh những người đỗ tiến sĩ trở lên, được đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Câu 10: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

A. Nguyễn Trãi

B. Lê Thánh Tông

C. Ngô Sĩ Liên

D. Lương Thế Vinh

Chọn đáp án: A

Giải thích: Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Câu 11: Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng?

A. Thương nhân, thợ thủ công

B. Các tầng lớp trên

C. Nông dân

D. Nô tì

Chọn đáp án: A

Câu 12: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Văn Đồ

B. Các nơi trên

C. Thăng Long

D. Vạn Kiếp

Chọn đáp án: C

Câu 13: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?

A. Linh Sơn (Thanh Hóa)

B. Lam Kinh (Thanh Hóa)

C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)

D. Lam Sơn (Thanh Hóa)

Chọn đáp án: B

Câu 14: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

A. Bản thảo cương mục

B. Bản thảo thực vật toát yếu

C. Phủ Biên tạp lục

D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Chọn đáp án: B

Câu 15: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh

A. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp

B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp

C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp

D. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp

Chọn đáp án: D

Câu 16: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước

B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao

C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.

Chọn đáp án: D

Câu 17: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?

A. Đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

B. Đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp

C. Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội

D. Duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến

Chọn đáp án: D

Câu 18: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa

C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc

D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê

Chọn đáp án: A

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?

A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị

B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp

C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì

Chọn đáp án: D

Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là

A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tính tập quyền cao độ

B. Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi tể tướng và đại hành khiển

C. Xuất hiện thêm 6 bộ tồn tại song song với tể tướng và đại hành khiển

D. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở luật pháp

Chọn đáp án: A

Câu 21: Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?

A. Được mở rộng về phía Nam

B. Bị thu hẹp ở phía Bắc

C. Được mở rộng về phía Đông

D. Không có gì thay đổi

Chọn đáp án: A

Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?

A. Thực hiện chế độ hạn nô

B. Chú ý vào vệ sức kéo trong nông nghiệp

C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội

D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

Chọn đáp án: C

Câu 23: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành

A. 5 đạo

B. 13 đạo thừa tuyên

C. 10 lộ

D. 5 phủ

Chọn đáp án: A

Câu 24: Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thánh Tông

C. Lê Nhân Tông

D. Lê Hiến Tông

Chọn đáp án: B

Câu 25: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý

B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên

C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình

D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Chọn đáp án: A

Câu 26: Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Lê triều hình luật

D. Luật Hồng Đức

Chọn đáp án: D

Câu 27: Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. Cấm quân và bộ binh.

B. Bộ binh và thủy binh.

C. Quân triều đình và quân địa phương

D. Cấm quân và quân ở các lộ

Chọn đáp án: C

...........................

Với nội dung bài Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tình hình chính trị, quân sự, luật pháp thời Lê Sơ, tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, tình hình kinh tế xã hội...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
52
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm