Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12 khái quát phần kiến thức trọng tâm được học trong chương trình Lịch sử 7 bài 12. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án, giúp các em vận dụng kiến thức được học để học tốt môn Lịch sử 7. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 12

I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ

1. Sự chuyển biến của nông nghiệp.

Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.

- Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.

- Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.

- Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.

- Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cày - lễ Tịch Điền.

→ Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý. Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

a. Thủ công nghiệp:

-Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……

- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.

- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Chuông Qui Điền

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Đĩa lớn men ngọc, trang trí văn khắc chìm, thời Lý. Cao: 12cm; ĐKM: 35,5cm

b. Thương nghiệp:

- Buôn bán trong nước được mở rộng,Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị .

- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt - Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc

II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.

1. Những thay đổi về mặt xã hội:

- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.

- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.

- Tầng lớp nô tỳ.

* Địa chủ gồm quan lại, công chúa, hoàng tử được cấp ruộng, và nông dân giàu.

* Nông dân: là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền.

* Nhận xét: Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn; địa chủ nhiều hơn; nông dân tá điền tăng lên.

2. Giáo dục và văn hóa:

a. Giáo dục:

- Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.

- 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

- Học Nho học và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.

- Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu .

- Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Chùa Một Cột do vua Lý Thái Tông xây năm 1049 trên một cột đá lớn tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước.

b. Văn hóa:

- Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền.

- Kiến trúc và điêu khắc phát triển:

+ Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.

+ Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

+ Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Mảnh tháp sứ trắng trang trí rồng thời Lý

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Tượng Đức Phật A Di Đà thời Lý

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 12

Chùa Phật Tích - thắng cảnh vùng Kinh Bắc

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 12

Câu 1: Việc làm nào thể hiện tính thân dân và quan tâm tới nông nghiệp của các vua Lý?

A. Về các địa phương xem xét tình hình sản xuất.

B. Về các địa phương cày tịch điền.

C. Khuyến khích khai hoang.

D. Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nhà lý có nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên việc các vua Lý đích thân về địa phương cày tịch điền thể hiện sự gần gũi với nhân dân và quan tâm tới nông nghiệp của các vua Lý.

Câu 2: Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển?

A. Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.

B. Triều đình chăm lo công tác thủy lợi.

C. Đất nước ổn định, nông dân có điều kiện sản xuất.

D. Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đáp án D đầy đủ nhất về những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.

Câu 3: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì?

A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thời Lý nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong xã hội nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Câu 4: Dưới thời Lý, giai cấp địa chủ bao gồm những thành phần nào?

A. Một số hoàng tử, công chúa.

B. Một số quan lại nhà nước.

C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

D. Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

Câu 5: Giai cấp nào nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Tầng lớp thợ thủ công.

D. Tầng lớp nô tì.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thời Lý nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong xã hội nông dân chiếm đa số trong dân cư, là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Câu 6: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là

A. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi.

B. Mỗi năm đều có khoa thi.

C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi.

D. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.48)

Câu 7: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là

A. Hoa văn hình hoa sen.

B. Hoa văn hình rồng.

C. Hoa văn chim lạc.

D. Hoa văn hình người.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Rồng thời Lý được tạo hình mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng độc đáo, phổ biến thời lý. Hoa văn trang trí hình rồng có thể bắt gặp ở hầu hết các công trình kiến trúc được xây dựng thời Lý.

Câu 8: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.

B. Vui chơi giải trí.

C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.

+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.

Câu 9: Thời Lý, nội dung học tập chủ yếu là

A. Văn học chữ Hán.

B. Kinh Phật.

C. Văn học chữ Hán và kinh Phật.

D. Tất cả đều sai.

Chọn đáp án: C

Câu 10: Hải cảng sầm uất và phát triển nhất thời Lý là

A. Hội An.

B. Vân Đồn.

C. Hội Thống.

D. Hội Triều.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vân Đồn có vị trí thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Từ thời Lý Vân Đôn trở thành trung tâm buôn bán, thu hút nhiều thuyền buôn các nước đến đây buôn bán.

Câu 11: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.

A. Quốc Tử Giám.

B. Văn Miếu.

C. Chùa Trấn Quốc.

D. Chùa Một Cột.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – 47)

Câu 12: Thời nhà Lý, đạo Phật phát triển thành quốc giáo không phải vì:

A. Do đạo phật phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

B. Nhà Lý được thành lập dựa trên sự giúp đỡ của các nhà sư

C. tư tưởng thoát Trung trong buổi đầu mới giành độc lập của người Việt

D. Nho giáo không có tác dụng trong công cuộc xây dựng đất nước

Chọn đáp án: B

Câu 13: Thời nhà Lý sản xuất nông nghiệp phát triển không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang

B. triều đình chăm lo công tác thủy lợi

C. triều đình đem chia ruộng đất cho nông dân để cày cấy

D. chính quyền cho lập nhiều khu chợ tập trung

Chọn đáp án: D

....................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Đời sống kinh tế, văn hoá. Tài liệu thuộc chuyên mục Lý thuyết Lịch sử lớp 7 trên VnDoc tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong từng đơn vị bài học, giúp các em nắm vững kiến thức trong từng bài, từ đó biết cách vận dụng vào làm bài tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Sử 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua ngay
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm