Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 17

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3 nằm trong chuyên mục Giải VBT Sử 7 trên VnDoc, bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong Vở bài tập Sử 7, được trình bày khoa học, dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử lớp 7. Chúc các em học tốt.

Giải VBT Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3

Bài 1 trang 49 VBT Lịch Sử 7

Hãy thống kê những nét chính về các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?

Lời giải:

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Đường lối kháng chiến

Những gương tiêu biểu

Chống quân xâm lược Tống

1075 – 1077

Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.

Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên…

Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1258 (Lần 1)

1285 (Lần 2)

1287 - 1288 (Lần 3)

- Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng

- Thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt.

- Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng.

Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn…

Bài 2 trang 49 VBT Lịch Sử 7

Đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng:

Nguyên nhân thắng lợi của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần là:

 

Vũ khí của ta hiện đại hơn địch

 

Quân lính của ta đông hơn địch

 

Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.

 

Nhân dân ta quen với địa hình và khí hậu của mình.

Lời giải:

Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.

Bài 3 trang 50 VBT Lịch Sử 7

Thời Lý – Trần, nước ta có bước phát triển rực rỡ về mọi mặt. Hãy điểm lại những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời đó về các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật.

Lời giải:

 

Thời Lý

Thời Trần

Kinh tế

- Nông nghiệp: Nông dân có ruộng cày cấy. Nhà nước khuyến khích khai hoang. Công tác thủy lợi được chú ý.

- Thủ công nghiệp: có nhiều nghề.

- Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.

- Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.

- Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán được đẩy mạnh.

Văn hóa

- Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú đa dạng.

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Phật phát triển. Nho giáo ngày càng phát triển.

Giáo dục

- Xây dựng Văn Miếu.

- Mở khoa thi chọn quan lại.

- Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.

- Quốc Tử Giám được mở rộng.

- Trường học ngày càng nhiều.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

Khoa học

- Phát triển trên nhiều lĩnh vực

- Phát triển trên nhiều lĩnh vực

Nghệ thuật

- Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển.

- Nhiều công trình kiến trúc ra đời.

......................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em học sinh Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3. Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 7 trên, các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 7, Giải bài tập Lịch sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 7.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
29 8.384
Sắp xếp theo

Giải Vở BT Lịch Sử 7

Xem thêm