Trình bày cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trình bày cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Trả lời:

Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Với tình thế hoàn cảnh cấp bách, cộng với bản tính thương người nhân độ của mình, Khúc Thừa Dụ không thể ngồi yên đứng nhìn nhân dân lầm than trong thời buổi loạn lạc. Nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ nổi dậy khởi nghĩa.

Di n biến của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

– Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

– Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Thắng trận.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

– Đã lãnh đạo nhân dân lật ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

– Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ

Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cuộc cải cách của Khúc Hạo

- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu.

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng Tiết độ sứ.

- Năm 907, Khúc Hạo (con trai Khúc Thừa Dụ) nắm quyền Tiết độ sứ, tiến hành cải cách.

- Trong 10 năm (907 - 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ.

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc.

- Từ Làng Ràng (Thanh Hóa), nghĩa quân nhanh chóng kéo về đánh chiếm, làm chủ Đại La. Quân Nam Hán đại bại, nền tự chủ của người Việt được khôi phục.

* Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ

+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

+ Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

+ Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.

+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

* Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Là sự kiện mở đầu cho thời kì độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.

- Khẳng định tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, luôn sẵn sàng và có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc từ đời này sang đời khác.

3. Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng

Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:

+ Điểm mạnh của kẻ thù: mạnh khi ở chiến thuyền, ta không phòng bị được trước.

+ Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ.

+ Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền chiến lăm le tiến vào bờ cõi nước ta

+ Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng.

Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng

- Diễn biến:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc

+ Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

+ Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

+ Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

+ Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

+ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo:

+ Quân ta chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống.

- Ý nghĩa: chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

  1. Do sự ủng hộ của nhân dân
  2. Do sự suy yếu của nhà Đường
  3. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
  4. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 2: Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?

  1. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc
  2. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch
  3. Lập lại sổ hộ khẩu
  4. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới

Câu 3: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?

  1. Khúc Hạo
  2. Khúc Thừa Mĩ
  3. Dương Đình Nghệ
  4. Ngô Quyền

Câu 4: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?

  1. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
  2. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài
  3. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
  4. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ

Câu 5: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối?

  1. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc
  2. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
  3. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
  4. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui

Câu 6: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

  1. đem quân sang đánh nước ta
  2. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta
  3. cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống
  4. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 7: Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm chức gì?

  1. Thái thú
  2. Đô úy
  3. Tiết độ sứ An Nam đô hộ
  4. Thứ sử An Nam đô hộ

Câu 8: Ngô Quyền từ vùng châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn vào thời gian nào?

  1. Tháng 10/938
  2. Tháng 11/938
  3. Tháng 12/938
  4. Tháng 1/938

Câu 9: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?

  1. An Nam quốc vương
  2. Hoàng đế
  3. Tiết độ sứ
  4. Thái úy

Câu 10: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

  1. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
  2. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
  3. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
  4. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

-------------------------------

Ngoài Trình bày cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử lớp 6, Trắc nghiệm Lịch Sử 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.197
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm