Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thế nào là chiếm hữu nô lệ?

Thế nào là chiếm hữu nô lệ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thế nào là chiếm hữu nô lệ

Lời giải:

Xã hội chiếm hữu nô lệ là:

- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.

- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Trong đó:

- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.

- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

1. Các giai cấp chính của xã hội chiếm hữu nô lệ

Xã hội chiếm hữu nô lệ chia thành ba giai cấp chính: Thứ nhất, giai cấp chủ nô, quý tộc là giai cấp thống trị áp bức bóc lột vì chúng chiếm giữ được tư liệu sản xuất. Thứ hai, giai cấp nông dân công xã nông thôn và tầng lớp thị dân thành thị, ở Hy Lạp, La Mã tầng lớp này được gọi là bình dân. Nông dân và, thị dân có tài sản, có gia đình riêng nhưng bị nhà nước chủ nô bóc lột, khi phá sản có thể rơi xuống địa vị nô lệ. Thứ ba, giai cấp nô lệ, nguồn chủ yếu từ các bộ lạc bại trận trong chiến tranh, không cùng huyết thống với giai cấp chủ nô, bị kẻ chiến thắng tước đoạt tài sản, ruộng đất, còn bản thân bị biến thành nô lệ. Theo pháp luật của nhà nước chủ nô, nô lệ không phải là con người, chỉ là tài sản đặc biệt của chủ nô, tài sản biết nói. Chủ nô có thể giết, đánh đập đến tàn phế hoặc đem nô lệ ra chợ mua bán, đổi chác. Một cuốn sách cổ của Trung Quốc có ghi rằng, một nô lệ khỏe mạnh đổi được hai con ngựa tốt. Nô lệ bị cưỡng bức lao động khổ sai nặng nhọc không kể giờ giấc, họ không được hưởng phần nào kết quả lao động của mình.

2. Phân chia đẳng cấp

Ngoài phân chia xã hội thành giai cấp, kẻ thống trị còn phân chia xã hội thành các đẳng cấp. Giai cấp chủ nô thuộc đẳng cấp quý tộc cao quý, nông dân thị dân thuộc đẳng cấp dưới, nô lệ chỉ là tài sản của chủ nô nên không không được xếp vào đẳng cấp nào. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, khái niệm nhân dân không có nô lệ. Sự phân chia xã hội thành đẳng cấp nặng nề nhất là Ấn Độ (chế độ chủng tính Varna). Sự phân chia xã hội thành đẳng cấp theo giải thích của giai cấp thống trị thì đó là theo ý muốn của thần thánh vĩnh viễn không thay đổi được. Thực ra đẳng cấp được phân chia để nhằm củng cố hơn nữa địa vị của giai cấp thống trị, nó cũng bắt nguồn như nguồn gốc giai cấp.

3. Các mô hình nhà nước thời kỳ chiếm hữu nô lệ

Trong xã hội nô lệ, khi cộng đồng thị tộc dựa trên quan hệ huyết thống tan rã thì ở Hy Lạp, La Mã hình thành cộng đồng bộ tộc, vì nhà nước cai trị dân cư theo khu vực hành chính và thêm nhiều yếu tố khác làm xáo trộn dân cư. Bộ tộc là cộng đồng người có sự thống nhất ban đầu về kinh tế, văn hóa và lãnh thổ, một cộng đồng cao hơn cộng đồng thị tộc. Nhưng ở châu Á, khi công xã nguyên thủy tan rã, hình thành nhà nước đầu tiên thì dân tộc quốc gia cũng ra đời. Trong nhiều tác phẩm kinh điển của mình, chính C.Mác và Ph.Ăngghen ngoài luận chứng về một dân tộc quốc gia tư sản ở châu Âu thì các ông cũng cho rằng, có một dân tộc tiền tư bản và thời điểm ra đời dân tộc này khi mà nhà nước đầu tiên ra đời, khi mà công xã nguyên thủy tan rã.

Đặc trưng chung của nhà nước là cai trị dân cư theo khu vực hành chính và hình thành nên bộ máy quyền lực công cộng, có hai chức năng chính là đối nội và đối ngoại. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử ra đời khác nhau mà hình thức nhà nước châu Á và Hy Lạp – La Mã khác nhau. Ở các nước phương Đông, thiết chế chính trị của nhà nước chiếm hữu nô lệ là quân chủ chuyên chế tập quyền, trong khi đó Hy Lạp lại thiết lập nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô, ở La Mã là nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô. Trong thiết chế quân chủ chuyên chế tập quyền chỉ có nhà vua nắm quyền lực, ngai vàng là do kế vị và nắm quyền lực suốt đời. Trong thiết chế cộng hòa, quyền lực trong tay một tập thể, do một tập thể rộng lớn hơn bầu ra và nắm quyền có nhiệm kỳ. Đó là sự khác nhau căn bản giữa thiết chế cộng hòa và quân chủ. Dù thiết chế chính trị có khác nhau nhưng nhà nước nào cũng phải đầy đủ ba bộ phận cơ bản: bộ máy hành chính quan liêu đông đúc; đội ngũ trí thức, tăng lữ; những cơ quan sức mạnh gồm quân đội cảnh sát… Nhà nước chủ nô đã đóng vai trò đắc lực phục vụ giai cấp và phục vụ xã hội. Vì thế, trong xã hội chiếm hữu nô lệ lực lượng sản xuất phát triển, văn hóa vật chất và phi vật chất đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã trở thành những trung tâm của nền văn minh thế giới cổ đại, những nền văn minh này đã đặt nền tảng cho nền văn hóa về sau của các dân tộc này và ảnh hưởng lớn đến các dân tộc khác.

4. Chiến tranh

Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì chiến tranh bây giờ mới đúng nghĩa là biện pháp vũ lực phục vụ cho công cuộc bành trướng quyền lực, mở rộng lãnh thổ, tức là chiến tranh đã phục vụ cho mục đích chính trị. Giai cấp thống trị chủ nô tham lam không chỉ bóc lột cư dân trong lãnh thổ của mình mà còn tiến hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt đất đai xây dựng nên những đế quốc rộng lớn, thống trị, bóc lột các dân tộc khác. Đó là những cuộc chiến tranh của các Pharaông Ai Cập xâm chiếm Cận Đông, Bắc Phi; chiến tranh của vương quốc Babylon chinh phục Lưỡng Hà; chiến tranh của đế quốc Ba Tư chinh phục Tiểu Á, Cận Đông; của đế quốc Maxêđônia xâm lược khu vực Địa Trung Hải và phương Đông; của Nhà nước La Mã để xây dựng nên một đế quốc rộng lớn từ Tây Âu đến Bắc Phi.

Xu hướng phân liệt và thống nhất trong một quốc gia cũng dẫn tới những cuộc chiến tranh tương tàn trong nội bộ. Nội chiến trong quốc gia cổ Ấn Độ giữa các tiểu vương quốc trong nhiều giai đoạn lịch sử. Cục diện Xuân thu Chiến quốc ở Trung Quốc suốt gần 500 năm trời để tranh giành quyền bá chủ gây nên núi xương sông máu. Nội chiến ở Hy Lạp cổ đại giữa các thành bang do Aten đứng đầụ với các thành bang do Xpác đứng đầu để tranh giành quyền lợi chính trị và kinh tế ở bán đảo. Các cuộc nội chiến đó có thể đưa đất nước tới thống nhất nhưng cũng có thể làm cho quốc gia suy yếu tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài nhòm ngó xâm lược.

5. Đấu tranh giai cấp

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội chiếm hữu nô lệ là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô là dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, nô lệ khởi nghĩa chống lại nhà nước và giai cấp chủ nô. Khởi nghĩa của Xpactacuxơ lãnh đạo vào thế kỷ thứ I trước công nguyên đã làm rung chuyển đế quốc La Mã, đẩy chế độ đó tới không thể cai trị như cũ được nữa. Đấu tranh của nô lệ chống chủ nô là một trong những động lực góp phần giải thể chế độ đó để bước sang một hình thái kinh tế xã hội cao hơn – hình thái kinh tế xã hội phong kiến. Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ không phải bắt buộc đối với tất cả các dân tộc, nhiều dân tộc đã bỏ qua chế độ này, từ công xã nguyên thủy thẳng tiến lên chế độ phong kiến. Vì khi công xã nguyên thủy của quốc gia đó tan rã thì các quốc gia chung quanh đã hình thành và phát triển chế độ phong kiến như lịch sử của Mông Cổ, Nhật Bản, Nga, của các tộc người Giécmanh, …

-------------------------------

Ngoài Thế nào là chiếm hữu nô lệ? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử lớp 6, Trắc nghiệm Lịch Sử 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm