Ý nghĩa của câu dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Ý nghĩa của câu dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ý nghĩa của câu dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Câu hỏi: Ý nghĩa của câu dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Lời dạy của Bác khuyên chúng ta tìm hiểu về lịch sử dân tộc. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Con người phải biết cội, biết nguồn, gốc tích tổ tiên, dân tộc. Từ đó mới:

+ Rút ra bài học xương máu về giá trị con người, đạo đức, lối sống...
+ Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
+ Có quyết tâm xây dựng, bảo vệ và kiến thiết nước nhà
+ Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta.

Ngoài ra, các em cùng tìm hiểu thêm về giá trị của việc học Lịch sử nhé!

1. Lịch sử là gì? Khái niệm lịch sử

Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, tổ chức, thu thập, trình bày và thông tin về những sự kiện này.

Khái niệm lịch sử được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình hiểu khái niệm này theo 3 ý sau:

Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và tính khách quan.

Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.

Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.

Để hiểu được lịch sử hoặc ngành sử học, phải dựa vào cách viết sử của các sử gia từ xưa đến nay. Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc “kiến thức về lịch sử được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy đoán và giải thích của quá khứ”

2. Vì sao phải học lịch sử

- Cần phải học lịch sử, vì:

+ Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

-------------------------------

Ngoài Ý nghĩa của câu dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử lớp 6, Trắc nghiệm Lịch Sử 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 3.007
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm